Niềm vui của người nghèo thiếu vốn
Đây là điều được quy định tại Thông tư 12/2024/TT-NHNN sửa đổi một số quy định về hoạt động cho vay vốn ngân hàng tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN.

Thông tư này quy định tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện: khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật; đủ 18 tuổi trở lên; có nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp; có khả năng tài chính để trả nợ… Thông tư cho biết không bắt buộc cung cấp phương án sử dụng vốn khả thi đối với khoản vay, cho vay có mức giá trị không vượt quá 100 triệu đồng.
Tất nhiên, khi cho vay, các tổ chức tín dụng sẽ xem xét mục đích vay vốn, cũng như khả năng thu hồi vốn và lãi để cho vay. Điều này sẽ giúp khu biệt với người đang thiếu vốn, cần vốn để làm ăn nhỏ, chi tiêu cho việc gia đình…, khác với người vay vốn nhằm mục đích chi xài hoang phí.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, quy định này nhằm phù hợp với đặc thù các khoản cho vay nhỏ, góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng với thủ tục đơn giản hơn, góp phần mở rộng hoạt động cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng, qua đó hạn chế tín dụng đen.
Có thể thấy, đây là quyết định kịp thời của Ngân hàng Nhà nước, giúp người dân nghèo dễ dàng hơn trong tiếp cận nguồn vốn vay nhỏ để “giải tỏa” kịp thời trong lao động, sản xuất và tiêu dùng, nhất là khi ốm đau và nộp các khoản học phí...
Nhà nước đã có những cơ chế cho vay với các hộ gia đình, cá nhân khó khăn. Trong đó, đặc biệt nguồn vốn vay từ quỹ tín dụng phường, xã, ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội là kênh quan trọng. Đến nay, với quy định mở mới vay vốn dưới 100 triệu đồng không cần cung cấp phương án sử dụng vốn khả thi thực sự là tin vui cho nhiều lao động nghèo.
Tuy nhiên, điều băn khoăn là quy định như vậy nhưng các ngân hàng có mặn mà trong thực thi hay không, vì vốn cho người nghèo vay vẫn có độ rủi ro nhất định. Từ cơ chế, chính sách đến thực thi có khi vẫn có những khoảng cách nhất định.
Trở lại vấn đề tín dụng đen, nhiều năm nay, vấn nạn này vẫn tồn tại dai dẳng. Các cơ quan chức năng đã triệt phá được nhiều tổ chức cho vay nặng lãi lớn có quy mô lên đến hàng nghìn tỷ đồng, cũng như dẹp bỏ khá nhiều nhóm nhỏ cho vay lãi quanh phố phường, làng xã…
Tuy nhiên, nạn cho vay nặng lãi vẫn chưa thể chấm dứt, bẫy cho vay tiền bủa vây các nhà máy, xí nghiệp nơi có những công nhân nghèo đôi khi cần khoản tiền gấp. Tệ nạn này vẫn hiện diện từng khu phố, thôn làng. Các tổ chức, cá nhân cho vay có thể thông qua sự truyền miệng cho nhau, có thể qua Zalo và các trang mạng xã hội khác để quảng cáo: “thủ tục nhanh gọn, vốn vay ưu đãi…”. Nhiều người, nhiều gia đình đã sập bẫy nặng lãi, nợ chồng nợ…
Do vậy, bên cạnh mở rộng các nguồn vay cho người nghèo (nên tìm cách mở rộng hơn nữa), các cơ quan chức năng vẫn cần ráo riết hơn trong triệt phá, xử lý các tổ chức, cá nhân cho vay nặng lãi.

Hộ nghèo, hộ cận nghèo huyện Ba Vì được vay vốn xây dựng, sửa chữa nhà
Kinhtedothi - Ngày 29/3 tại UBND thị trấn Tây Đằng, Ngân hàng chính sách xã hội huyện Ba Vì đã phối hợp với chính quyền địa phương giải ngân những món vay đầu tiên đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo để xây mới và sửa chữa nhà ở.

Người dân nên vay vốn tại ngân hàng nào?
Kinhtedothi - Việc NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng gửi đường link công bố lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân, lãi suất cho vay các chương trình tín dụng giúp người dân, doanh nghiệp tìm hiểu và vay vốn tại ngân hàng nào lãi suất thấp nhất.

Quý I, Hà Nội có 30.000 lượt khách hàng được vay vốn tín dụng chính sách
Kinhtedothi - Trong quý I/2024, thông qua các chương trình tín dụng chính sách đã giúp cho trên 30.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn TP Hà Nội được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH).