Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ninh Bình bứt phá xây dựng nông thôn mới: Từ khó khăn đến thành công

Kinhtedothi - Gần 15 năm kể từ khi bắt đầu triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Ninh Bình đã tạo nên một bước ngoặt lịch sử: từ tỉnh thuần nông với nhiều khó khăn, vươn lên trở thành điểm sáng của cả nước trong phát triển nông thôn bền vững, hiện đại.

Hành trình chuyển mình từ vùng quê khó khăn

Năm 2010, khi bắt đầu thực hiện chương trình NTM, Ninh Bình đối mặt với hàng loạt thách thức: hạ tầng yếu kém, sản xuất manh mún, thu nhập người dân thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao. Toàn tỉnh chỉ đạt trung bình 4,8 tiêu chí/xã, thu nhập bình quân đầu người khoảng 13,2 triệu đồng/năm, trên 12% dân cư thuộc diện nghèo.

Tuy nhiên, bằng quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, Ninh Bình đã tạo nên cú hích mạnh mẽ, từng bước thay đổi diện mạo nông thôn. Từ đồng bằng ven biển Kim Sơn đến miền núi Nho Quan, từ các huyện Yên Mô, Gia Viễn đến Hoa Lư, mỗi địa phương đều có cách làm riêng, phù hợp với điều kiện thực tế, góp phần thúc đẩy toàn tỉnh tiến nhanh, tiến vững.

Tổng nguồn lực huy động cho chương trình xây dựng NTM của tỉnh vượt 68.300 tỷ đồng, trong đó gần 13.000 tỷ đồng do người dân đóng góp. Người dân không chỉ góp tiền, mà còn hiến đất, bỏ công, trực tiếp tham gia thực hiện hàng loạt công trình dân sinh.

100% đường liên xã tại Ninh Bình đã được bê tông hóa.

Nông thôn khởi sắc từ hạ tầng đến sinh kế

Điểm nhấn rõ nét nhất trong tiến trình xây dựng NTM của Ninh Bình là hệ thống hạ tầng nông thôn được đầu tư đồng bộ. 100% đường liên xã, liên thôn và trục chính nội đồng đã được cứng hóa hoặc bê tông hóa; 97% đường làng, ngõ xóm sạch sẽ, sáng - xanh - đẹp. Các công trình thủy lợi, trường học, trạm y tế, thiết chế văn hóa... được nâng cấp, phục vụ tốt hơn đời sống người dân.

Cùng với đó, cơ cấu kinh tế nông thôn đã chuyển dịch tích cực. Nông nghiệp không còn là “trụ cột duy nhất” khi tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản giảm còn 10,1%; công nghiệp - xây dựng chiếm 41,3%; dịch vụ tăng lên 48,6%. Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 96 triệu đồng/năm, giá trị sản xuất bình quân trên một ha đất canh tác đạt 160 triệu đồng.

Các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã kiểu mới, liên kết chuỗi giá trị ngày càng phát triển. Nhiều sản phẩm đặc trưng của địa phương đã tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trong đó 209 sản phẩm được công nhận, gồm cơm cháy, rượu Kim Sơn, mắm tép Gia Viễn, gốm Bồ Bát...

Nông thôn mới gắn với du lịch, môi trường và công nghệ

Là vùng đất có nhiều lợi thế về du lịch sinh thái và văn hóa, Ninh Bình đã lồng ghép hiệu quả phát triển du lịch vào xây dựng NTM. Các làng nghề như Ninh Vân, Văn Lâm, Sinh Dược, Yên Thành… được phát huy giá trị, gắn kết với các tuyến du lịch nổi tiếng như Tràng An, Tam Cốc - Bích Động.

Bên cạnh đó, tỉnh chú trọng bảo vệ môi trường nông thôn. 100% xã có tổ chức thu gom, xử lý rác thải; 90% hộ dân có bể tự hoại; tỷ lệ trồng cây xanh tại các tuyến đường chính đạt từ 72% đến 85%. Diện tích cây xanh công cộng đạt trung bình 6,51 m²/người – cao hơn chuẩn tối thiểu của Bộ Xây dựng.

Đáng chú ý, Ninh Bình đang tiên phong trong xây dựng NTM thông minh. Hiện có 24 xã triển khai mô hình “thôn thông minh”, ứng dụng công nghệ số trong quản lý, sản xuất và cung cấp dịch vụ công. Các nền tảng thương mại điện tử, quảng bá sản phẩm số, dịch vụ hành chính trực tuyến được triển khai rộng rãi, giúp người dân tiếp cận mô hình nông nghiệp hiện đại.

Trích dẫn
Trích dẫn 1

Ngày 9/5, Hội đồng thẩm định Trung ương tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình xây dựng NTM tại Ninh Bình. Kết quả: tỉnh đã hoàn thành toàn bộ 8/8 tiêu chí theo quy định tại các Quyết định 321 và 125 của Thủ tướng Chính phủ. 

Hội đồng Thẩm định Trung ương đánh giá cao những nỗ lực nổi bật của Ninh Bình trong xây dựng cảnh quan xanh - sạch - đẹp, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh trật tự và khai thác hợp lý tài nguyên phục vụ phát triển du lịch bền vững.

100% thành viên Hội đồng đã thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Ninh Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2024.

Nhiều giải pháp giúp du lịch Ninh Bình "cất cánh"

Nhiều giải pháp giúp du lịch Ninh Bình "cất cánh"

Ninh Bình thu trên 1.000 tỷ đồng dịp nghỉ lễ

Ninh Bình thu trên 1.000 tỷ đồng dịp nghỉ lễ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Xuất khẩu gạo chịu áp lực lớn bởi nguồn cung và biến động giá

Xuất khẩu gạo chịu áp lực lớn bởi nguồn cung và biến động giá

16 Jul, 02:42 PM

Kinhtedothi – Giới chuyên gia dự báo, xuất khẩu gạo năm 2025 sẽ giảm cả lượng và giá so với năm 2024. Vì vậy, việc duy trì thị phần tại các thị trường truyền thống, tập trung vào phân khúc chất lượng cao được xem là giải pháp then chốt để giữ vị thế của gạo Việt.

Kinh tế tư nhân - trụ cột phát triển kinh tế tỉnh Phú Thọ

Kinh tế tư nhân - trụ cột phát triển kinh tế tỉnh Phú Thọ

16 Jul, 12:43 PM

Kinhtedothi - Xác định khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm và tăng thu ngân sách, tỉnh Phú Thọ đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn và tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi.

Bảo đảm an toàn hạ du khi thuỷ điện đồng loạt xả lũ

Bảo đảm an toàn hạ du khi thuỷ điện đồng loạt xả lũ

16 Jul, 11:10 AM

Kinhtedothi - Việc thuỷ điện Hoà Bình, Tuyên Quang đồng loạt mở các cửa xả khiến mực nước trên hệ thống sông Hồng lên nhanh. Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang chỉ đạo các tỉnh, TP (bao gồm cả Hà Nội) tập trung ứng phó nhằm bảo đảm an toàn vùng hạ du.

Sơn La: đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, tạo bứt phá thu hút đầu tư

Sơn La: đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, tạo bứt phá thu hút đầu tư

16 Jul, 10:39 AM

Kinhtedothi - Tập trung cải thiện hạ tầng, logistics, cải cách hành chính và đồng hành cùng doanh nghiệp là những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Sơn La trong năm 2025, hướng tới xây dựng trung tâm nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp chế biến khu vực Tây Bắc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ