Theo đó, từ ngày 26/9, đoàn kiểm toán của EU và IMF sẽ đánh giá tiến độ cải cách ở Hy Lạp trước khi quyết định có giải ngân khoản cứu trợ trị giá 8 tỉ USD trong gói cứu trợ thứ nhất trị giá 110 tỉ Euro dành cho Hy Lạp hay không. Đây là số tiền
Hi vọng mong manh
Theo Thủ tướng Đức Merkel, việc để Hy Lạp vỡ nợ lúc này sẽ hủy hoại lòng tin của giới đầu tư và gây ra tình trạng vỡ nợ dây truyền, như đã từng xảy ra sau vụ ngân hàng Lehman Brothers của Mỹ phá sản năm 2008. Vì vậy, cần phải dựa vào đánh giá của IMF để đưa ra đề xuất về cách thức giải quyết vấn đề Hy Lạp. Còn Bộ trưởng các vấn đề châu Âu của Pháp Jean Leonetti cho rằng, Hy Lạp sẽ thoát được thảm họa vỡ nợ vì kịch bản này không chỉ có lợi đối với Nhà nước và người dân Hy Lạp, mà cả Khu vực đồng Euro. Ông đồng thời nhấn mạnh cái giá phải trả cho việc để Hy Lạp vỡ nợ sẽ cao hơn nhiều so với việc bỏ tiền ra cứu trợ
Cuối tuần trước, IMF cho biết sẽ hành động kiên quyết nhằm khôi phục lòng tin, ổn định thị trường tài chính thế giới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Ngày 29/9 tới, Quốc hội Đức sẽ tiến hành bỏ phiếu đối với các quyết định của Khu vực đồng Euro nhằm mở rộng quyền hạn của quĩ cứu trợ ngắn hạn mang tên Quĩ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) và quyết định thành lập quĩ cứu trợ dài hạn mang tên Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM), công cụ thay thế EFSF hết hiệu lực vào năm 2013. Về việc này, Thủ tướng Đức Merkel cho biết, bà sẽ sử dụng liên minh cầm quyền chiếm đa số trong Quốc hội để kế hoạch này được thông qua. Sự chấp thuận của cơ quan lập pháp các nước thành viên Khu vực đồng Euro, trong đó có Đức sẽ mở đường để EU triển khai gói cứu trợ thứ hai trị giá 159 tỉ Euro dành cho Hy Lạp. Tuy nhiên, giới chức một số nước Khu vực đồng Euro vẫn tỏ ra e ngại về kế hoạch cứu trợ Hy Lạp.
Nguy cơ hiện rõ
Mặc dù các quan chức tài chính châu Âu luôn bác bỏ mọi khả năng Hy Lạp không trả được các khoản nợ công, nhưng xem ra nguy cơ này ngày càng hiện rõ. Ông Klaas Knot, Chủ tịch Ngân hàng T.Ư Hà Lan cho rằng, không thể loại trừ việc Hy Lạp vỡ nợ. Đó là một trong những kịch bản và ECB đã tính đến điều này. Đây cũng là vị quan chức đầu tiên của khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) đưa ra cảnh báo về tình huống xấu nhất cho kinh tế châu Âu. Theo ông Knot, nhiều đối tác tại châu Âu đã nỗ lực để cứu nguy cho Hy Lạp, nhưng việc đó vô tình lại làm cho tồi tệ hơn.
Trước đó, Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody's đã hạ 2 cấp xếp hạng tín dụng đối với 6 ngân hàng hàng đầu Hy Lạp, gồm Ngân hàng Quốc gia (NBG), EFG Eurobank Ergasias, Alpha Bank, Piraeus Bank, Ngân hàng Nông nghiệp và Ngân hàng Attica. Quyết định trên được đưa ra với lý do, các ngân hàng hàng đầu Hy Lạp có nguy cơ thiệt hại nặng nề do đang nắm giữ nhiều khoản nợ Chính phủ mà Athens khó có khả năng thanh toán, trong khi trái phiếu của Chính phủ Hy Lạp do các ngân hàng này mua vào trước đó đang mất giá.
Kết quả điều tra mới nhất của tổ chức Markit cho biết, hoạt động kinh tế của Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) đang lần đầu tiên bị thu hẹp lại trong vòng hơn 2 năm qua. Đây là dấu hiệu rõ nhất cho thấy sự xuống dốc của nền kinh tế toàn cầu và cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu đang đẩy khối 17 nước Eurozone tới bờ vực suy thoái. Chỉ số quản lý thu mua (PMI) của Eurozone trong tháng 9 đã giảm 1,5 điểm xuống chỉ còn 49,2 điểm trên thang độ 100 - mức giảm đầu tiên dưới mốc 50 kể từ tháng 7/2009. Giới phân tích dự báo nhiều khả năng kinh tế Eurozone sẽ rơi vào suy thoái trong quí IV/2011 này hoặc quí đầu năm 2012.