70 năm giải phóng Thủ đô

Nới giãn cách, doanh nghiệp Việt tăng tốc đầu tư

Hà Lâm
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hậu giãn cách, các DN Việt không chỉ dừng ở việc xây dựng các kịch bản “sống chung với Covid-19” mà còn tăng tốc triển khai đầu tư sản xuất kinh doanh trong nước và hướng đến mục tiêu xuất khẩu.

Từ quý IV/2021, Tập đoàn Hòa Phát đã thành lập Tổng công ty Điện máy gia dụng Hòa Phát, đầu tư lớn, bài bản vào ngành hàng điện máy gia dụng trên nền tảng thâm niên 20 năm phát triển ngành hàng điện lạnh. Song song triển khai nhanh chóng các nhà máy mới, Hòa Phát ưu tiên hoạt động nghiên cứu phát triển các sản phẩm điện lạnh, hàng gia dụng thiết kế hiện đại, chất lượng và giá thành cạnh tranh tốt với hàng nhập khẩu, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để hướng mạnh ra xuất khẩu.
 Việc đầu tư lớn, bài bản vào ngành hàng điện máy gia dụng của Hòa Phát nhằm đón đầu các cơ hội hậu giãn cách, hướng đến xuất khẩu
Sau khi cơ cấu lại, Tập đoàn Hòa Phát hoạt động trong 5 lĩnh vực: Gang thép (thép xây dựng, thép cuộn cán nóng) - Sản phẩm thép (gồm Ống thép, tôn mạ, thép rút dây, thép dự ứng lực) - Nông nghiệp - Bất động sản – Điện máy gia dụng.
Quý III/2021, Tập đoàn này đạt 38.900 tỷ đồng doanh thu, tăng 56% cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế lần đầu tiên trong lịch sử đạt 10.350 tỷ đồng, gấp 2,7 lần so với cùng kỳ năm trước.
Thực tế, thời gian qua, trong và sau giãn cách xã hội, các DN Việt vẫn luôn tìm cách để huy động được những nguồn lực tốt nhất phục vụ mục đích kinh doanh của mình.
Đầu quý IV/2021, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã thông báo huy động khoản vay hợp vốn nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay trị giá 800 triệu USD. Khoản vay hợp vốn này nhằm bổ sung nguồn vốn lưu động nói chung cho Techcombank và vì vậy, sẽ giúp Techcombank đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn trung và dài hạn bằng nội tệ và ngoại tệ ngày càng cao của khách hàng.
Đây là lần thứ 2, Techcombank tiếp cận thị trường cho vay hợp vốn quốc tế sau khi đã rất thành công với khoản vay hợp vốn đầu tiên của mình vào năm ngoái.
Việc huy động vốn trên thị trường quốc tế với kỳ hạn 5 năm, cho một giá trị lớn là dấu mốc quan trọng đối với các ngân hàng Việt Nam. Thành công vượt trội của giao dịch này tái khẳng định sự tin tưởng và tín nhiệm của thị trường đối với Techcombank, đặc biệt vào chiến lược kinh doanh lấy khách hàng làm trọng tâm và hệ thống quản trị rủi ro chặt chẽ của Techcombank. Khoản vay này của Techcombank, cho đến nay, là khoản vay có giá trị lớn nhất cho một định chế tài chính của Việt Nam trên thị trường vay hợp vốn quốc tế. Tổng cộng có 28 ngân hàng và định chế tài chính phát triển quốc tế uy tín đã tham gia vào giao dịch cho vay này.
Ngân hàng Standard Chartered (SCB) là tổ chức ban đầu đứng ra bảo lãnh phát hành và thu xếp khoản vay. Sau đó, Ngân hàng Cathay United, Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng, Ngân hàng State Bank of India và Ngân hàng Quốc tế Taishin đã cùng tham gia vào giao dịch này với tư cách là các bên được đồng chỉ định thu xếp, bảo lãnh và dựng sổ chính cho khoản tín dụng này.
Ông Bryan Liew, Giám đốc Điều hành phụ trách thu xếp hợp vốn của Ngân hàng Standard Chartered cho biết: “Giao dịch này là một cột mốc lớn đối với thị trường cho vay Việt Nam, xét về vị thế của bên đi vay cũng như quy mô và kỳ hạn của khoản vay. Việc khoản vay đã thu hút thành công hơn 20 nhà đầu tư tham gia hợp vốn và giá trị của khoản vay đã tăng thêm tới 60% so với giá trị dự định vay ban đầu khẳng định sự tin tưởng của thị trường ngân hàng quốc tế đối với tiềm lực tài chính và khả năng tăng trưởng của Techcombank.