Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nỗi lo trạm bơm xuống cấp

Kinhtedothi - Các trạm bơm đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và tiêu úng mùa mưa bão.
Tuy nhiên, trên địa bàn TP Hà Nội, tình trạng một số trạm bơm đang ngày càng xuống cấp trong khi mùa mưa bão đã tới gần khiến nhiều người không khỏi âu lo.
Công nhân làm công tác bảo dưỡng Trạm bơm Đại Đồng.
Công nhân làm công tác bảo dưỡng Trạm bơm Đại Đồng.
Hiệu quả tưới, tiêu giảm

Dọc bờ hữu sông Hồng từ thị xã Sơn Tây đến hết địa phận huyện Phú Xuyên hiện có 15 trạm bơm với tổng công suất 459.220m3/giờ. Trong số đó, có 11 trạm bơm tưới và 4 trạm bơm tiêu. Qua khảo sát, hầu hết các trạm bơm này đều đã xuống cấp, gặp một hoặc nhiều vấn đề về kỹ thuật vận hành.

Trạm bơm tiêu thuộc loại lớn nhất TP là Khai Thái (huyện Phú Xuyên) với công suất 75.000m3/giờ, phục vụ tiêu úng cho 4.200ha đất canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, phần thủy công của trạm bơm hiện đang xuống cấp nghiêm trọng; băng tải truyền rác bị ải; hệ thống con lăn bị mòn, lệch, hay bị trượt. Bể hút, kênh hút ổn định nhưng mặt cắt kênh nhỏ khiến hiệu năng dẫn nước vào buồng hút không đủ đáp ứng công suất máy. Cùng với đó, mái, trần của nhà chạy máy thường xuyên bị thấm, dột khi trời mưa…

Một công trình lớn khác cũng gặp tình trạng hư hỏng nặng là trạm bơm dã chiến Bá Giang (huyện Đan Phượng), công suất 30.000m3/giờ, phục vụ tưới cho 7.076ha. Ngoài nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho vùng Đan Phượng và Hoài Đức, trạm bơm này còn có nhiệm vụ tiếp nguồn cho sông Đáy để các trạm bơm ven sông thuộc quận Hà Đông, các huyện Thanh Oai và Chương Mỹ có nguồn nước bơm chống hạn. Tuy nhiên, phần thủy công và cơ điện của công trình hiện đều đã xuống cấp. Chân khung sàn nhà máy bị han rỉ, bể xả xuất hiện vệt lún nứt; đồng hồ đo, công tắc chuyển mạch, ampe, rơle các loại bị xuống cấp, nứt vỡ…

Theo đánh giá của Chi cục Thủy lợi (Sở NN&PTNT Hà Nội), không chỉ hệ thống công trình ven sông Hồng, một loạt trạm bơm dọc các tuyến sông khác như sông Đuống, Cà Lồ, Nhuệ, Đáy, Tích… đều gặp phải những vấn đề nhất định, đặc biệt là phần thủy công do được xây dựng từ lâu, nên đã làm giảm hiệu năng vận hành của toàn hệ thống tưới tiêu.

Tập trung đảm bảo vận hành

Bên cạnh đó, sự xuống cấp của các trạm bơm còn làm gia tăng những nguy cơ về mất an toàn sản xuất, cũng như đời sống dân sinh, nhất là khi mùa mưa bão tới gần. Nhận thức được điều này, những năm qua, TP thường xuyên quan tâm, đầu tư nhằm ổn định vận hành các trạm bơm. Đơn cử như tại trạm bơm Khai Thái, dù phần thủy công có nhiều dấu hiệu xuống cấp nhưng hệ thống tủ điện phục vụ vận hành máy bơm trong 2 năm 2013 - 2014 đã được tu sửa, đầu tư mới, ổn định phục vụ chống úng năm 2015. Cũng năm 2014, kênh xả trạm bơm tiêu Cẩm Hà 2 (huyện Sóc Sơn) bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau sự cố xảy ra, TP đã chỉ đạo cho xử lý cấp bách chống sạt lở kênh và bờ hữu sông Cầu thuộc cửa ra kênh xả trạm bơm nhằm đảm bảo an toàn công tác vận hành. Mới đây nhất, trạm bơm Đan Hoài (huyện Đan Phượng) cũng đã được TP phê duyệt phương án đầu tư xây dựng mới…

Ông Nguyễn Vĩnh Liên – Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi cho biết, trên địa bàn TP hiện có tổng cộng 2.033 trạm bơm. Trong đó, TP giao 5 DN thủy lợi quản lý 568 trạm; UBND cấp quận, huyện, thị xã quản lý 1.465 trạm nhỏ hơn (chủ yếu là công trình nội đồng, phụ trách các diện tích tưới tiêu phân tán, cục bộ). Trước mỗi mùa mưa bão, các sở, ban, ngành TP đều có những khảo sát, đánh giá chi tiết về tình trạng của hệ thống trạm bơm, báo cáo đề xuất TP phương án tu sửa, nâng cấp. Đến nay, phần lớn các công trình cơ bản đảm bảo các phương án phòng, chống ngập úng, cấp nước sản xuất. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả vận hành, việc thay thế các thiết bị đã cũ, tu sửa các hạng mục đã xuống cấp là nhu cầu cấp thiết.

Trước thực trạng hệ thống các trạm bơm hiện nay, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Trần Thanh Nhã kiến nghị TP quan tâm, chỉ đạo các địa phương, 5 DN thủy lợi thực hiện tốt việc duy tu, bảo dưỡng, cải tạo các công trình thủy lợi nói chung, trạm bơm nói riêng, đảm bảo vận hành an toàn các công trình trong mùa mưa bão 2015. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ một số dự án thủy lợi trọng điểm như trạm bơm Đông Mỹ (huyện Thanh Trì), trạm bơm Yên Nghĩa (quận Hà Đông), trạm bơm Bộ Đầu (huyện Thường Tín). Đây đều là những dự án có ý nghĩa lớn, đã được TP phê duyệt đầu tư, nhưng vì nhiều lý do, đến nay vẫn chưa thể thực hiện.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Tĩnh: thu nhập hàng trăm tỷ đồng từ nhung hươu

Hà Tĩnh: thu nhập hàng trăm tỷ đồng từ nhung hươu

22 May, 02:04 PM

Kinhtedothi - Mùa nhung hươu ở huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã mang về cho người dân nguồn thu nhập hàng trăm tỷ đồng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ