Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam:

Nới lỏng các điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam

Kinhtedothi - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 17/5, Quốc hội đã nghe tờ trình dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam và báo cáo thẩm tra dự thảo Luật này.

Trình bày tờ trình dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, mục đích, quan điểm xây dựng Luật nhằm tiếp tục thể chế hóa chủ trương của Đảng nhằm giải quyết nhu cầu chính đáng của người Việt Nam ở nước ngoài liên quan đến quốc tịch;

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày tờ trình - Ảnh: Media.quochoi.vn

Kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong các quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam, đặc biệt là quy định về nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam; đồng thời, đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT, đơn giản giá thủ tục hành chính, giấy tờ liên quan đến quản lý dân cư.

Dự thảo Luật đã nêu 2 chính sách lớn gồm: sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến việc nhập quốc tịch Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các trường hợp có cha đẻ, mẹ đẻ hoặc ông nội, bà nội, hoặc ông ngoại, bà ngoại là công dân Việt Nam; nhà đầu tư, nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài… được nhập quốc tịch Việt Nam.

Chính sách thứ 2 là sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến việc trở lại quốc tịch Việt Nam, nhằm tạo điều kiện cho các trường hợp đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 điều 19 theo hướng tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam nhằm thu hút nhân lực chất lượng cao.

Cụ thể, dự thảo Luật quy định, người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hoặc có lợi cho Nhà nước khi xin nhập quốc tịch thì được miễn các điều kiện theo quy định tại một số điểm trong luật này.

Quang cảnh phiên làm việc sáng 17/5 - Ảnh: Media.quochoi.vn

Cùng với đó, các trường hợp này được giữ quốc tịch nước ngoài nếu đáp ứng điều kiện tương tự trường hợp có người thân thích là công dân Việt Nam và được Chủ tịch nước cho phép...

Thẩm tra tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp (UBPLTP) của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, UBPLTP cơ bản tán thành phạm vi sửa đổi, bổ sung được nêu tại tờ trình. Theo đó, "Luật này sửa đổi, bổ sung một số quy định về nhập quốc tịch Việt Nam, trở lại quốc tịch Việt Nam, thôi quốc tịch Việt Nam và nội dung có liên quan".

UBPLTP đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục làm rõ để thể chế hóa đầy đủ "cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch" theo yêu cầu tại Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia để thu hút, trọng dụng các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành là người Việt Nam ở nước ngoài.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra - Ảnh: Media.quochoi.vn

UBPLTP đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, làm rõ để quy định phù hợp điều kiện “có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam” đối với người xin nhập quốc tịch Việt Nam mà có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ, ông nội và bà nội, ông ngoại và bà ngoại là công dân Việt Nam; làm rõ thời gian thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tại điểm đ khoản 1 điều 19 có cần liên tục không.

Về điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam, UBPLTP cơ bản nhất trí với quy định của dự thảo Luật và cho rằng, nội dung sửa đổi này là cần thiết nhằm kịp thời thể chế hóa yêu cầu tại các văn bản, chỉ đạo của Đảng, tạo điều kiện khuyến khích và thuận lợi hơn cho những người đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam; phù hợp với thay đổi của tình hình thực tiễn, bảo đảm tính ổn định, lâu dài của Luật.

Đại biểu Quốc hội: thận trọng khi xử phạt vi phạm hành chính mà không lập biên bản

Đại biểu Quốc hội: thận trọng khi xử phạt vi phạm hành chính mà không lập biên bản

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sửa 7 luật về tài chính, đầu tư: thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Sửa 7 luật về tài chính, đầu tư: thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

17 May, 01:09 PM

Kinhtedothi - Ngày 17/5, trình Quốc hội về việc sửa đổi 7 luật liên quan lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân sách, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, việc sửa đổi này nhằm tạo động lực góp phần thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…

Quốc hội thông qua các chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng, thi hành pháp luật

Quốc hội thông qua các chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng, thi hành pháp luật

17 May, 12:49 PM

Kinhtedothi- Sáng 17/5, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật. Đây được đánh giá là một bước đi quan trọng, thể hiện quyết tâm chính trị cao trong việc hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước bằng pháp luật.

Chốt bổ sung khoảng 44.000 tỷ đồng để chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp bộ máy

Chốt bổ sung khoảng 44.000 tỷ đồng để chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp bộ máy

17 May, 12:21 PM

Kinhtedothi- Sáng 17/5, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2025. Theo đó, ngân sách Trung ương 2025 sẽ được bổ sung khoảng 44.000 tỷ đồng để chi trả chế độ cho cán bộ, công chức viên chức khi sắp xếp, kiện toàn bộ máy

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ