Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nới vận tốc lưu thông trên đường cao tốc: Thận trọng không thừa

Kinhtedothi - Bình luận về quyết định cho phép nâng vận tốc lưu thông tối đa trên một số tuyến cao tốc của Bộ GTVT vừa qua, nhiều chuyên gia lo ngại, việc nới trần vận tốc trong khi nhiều yếu tố như ý thức, công tác tổ chức, kiểm soát giao thông còn yếu kém như hiện tại sẽ gây ra những hệ quả khó lường.
Bất cần luật?

Sáng 6/2, một vụ va chạm giữa 2 xe tải trọng lớn gần trạm thu phí đã gây ùn tắc kéo dài 3km trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ suốt 3 tiếng đồng hồ. UTGT còn kéo dài đến tận đường Vành đai 3, CSGT buộc phải chặn bớt lối lên trên đường Nguyễn Xiển để điều tiết nhịp lưu thông. Ví việc này  cho thấy việc vận hành thông suốt một hệ thống đường cao tốc trong điều kiện hiện tại là không đơn giản.
Đường Võ Nguyên Giáp.  	Ảnh:  Việt Dũng
Đường Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Việt Dũng
Phó Chánh văn phòng Ban ATGT TP Hà Nội Lưu Xuân Bình nhận định: “Để giao thông thông suốt, đặc biệt là trên các tuyến cao tốc trước tiên cần sự tuân thủ luật của người tham gia giao thông”. Thực tế, dù là khi lưu thông trong nội thành hay trên các tuyến đường cao tốc, một bộ phận lớn tài xế chỉ nghĩ đến lợi ích của riêng mình; hiện tượng lấn làn, vượt ẩu, không đảm bảo khoảng cách an toàn… dường như đã trở thành thói quen. Thông tư 13/2009/TT-BGTVT quy định rõ, với vận tốc 80 - 100km/giờ, khoảng cách an toàn giữa các xe tối thiểu là 70m, trên 100 - 120 km/giờ thì khoảng cách an toàn tối thiểu là 90m. Thế nhưng quy định này hầu như không có tác dụng, thậm chí nhiều tài xế còn không biết chính xác về khoảng cách an toàn tối thiểu. Tài xế Nguyễn Văn Vinh (Ứng Hòa) tỏ ra bối rối khi được hỏi về quy định này: “Mình cứ giữ khoảng cách theo mắt thường, thấy đủ an toàn là được thôi mà”. Không chỉ mơ hồ về luật, thậm chí những quy định phổ biến nhất, được biết rõ, người điều khiển phương tiện cũng thường xuyên cố tình vi phạm như lấn làn, chạy quá tốc độ dẫn đến ùn tắc và TNGT.

Bất cập trong tổ chức giao thông
Bộ GTVT vừa cho phép nâng vận tốc lưu thông trên cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình lên tối đa 120km/giờ từ 20/2 và trên đường Vành đai 3 lên 90km/giờ từ 1/3.
Hiện chưa có thiết bị chuyên dùng nào để xác định lỗi vi phạm khoảng cách an toàn trên đường cao tốc. Ngay cả khi xảy ra tai nạn, khám nghiệm hiện trường cũng khó lòng xác định được yếu tố nói trên.
Trung tá Lê Văn Tiến - Đội trưởng Đội CSGT số 14, Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội

Các chuyên gia cho rằng, việc tổ chức giao thông nhất là tại các điểm giao cắt, tách nhập với đường cao tốc còn nhiều bất cập, thậm chí là rất “mạo hiểm”. Ví dụ, đường Vành đai 3, theo quy định mới vận tốc tối đa lưu thông là 90km/giờ, thế nhưng nhiều điểm lên xuống đường Vành đai 3 trong nội thành Hà Nội hiện đang nằm trong quỹ đạo vận hành của các nút giao cắt lớn như ngã tư: Nguyễn Xiển - Nguyễn Trãi, Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến… Giám đốc Trung tâm Quản lý & Điều hành GTĐT Hà Nội, TS Nguyễn Hoàng Hải nhận định: “Phức tạp nhất là khi phương tiện từ đường dưới thấp nhập vào đường trên cao. Giả sử xe từ Đại lộ Thăng Long muốn lên Vành đai 3 phải cắt mặt cả một dòng phương tiện lớn từ một khoảng cách khá xa, chỉ một chút bất cẩn có thể dẫn đến tai nạn và UTGT ngay lập tức”.

Tiếp đó, khi lên đến đường Vành đai 3, các xe đang lưu thông với vận tốc 90km/giờ sẽ khó mà xử lý dừng kịp thời nếu có xe nhập dòng đột ngột.

Giảng viên Đại học GTVT, TS Đặng Minh Tân chia sẻ, đối với đường cao tốc, tính "lưu động" phải được đề cao hơn tính "truy cập", càng ít lối ra vào, cao tốc càng vận hành trơn tru, an toàn hơn. “Ở các nước phát triển, họ phải trang bị hệ thống cảnh báo thông minh tại các điểm tách nhập đường cao tốc để điều tiết tính truy cập”. Cụ thể hơn, tại cổng ra vào đường cao tốc cần có các đèn tín hiệu giao thông, vừa hướng dẫn phương tiện gia nhập mới, vừa cảnh báo dòng xe đang lưu thông khi đến gần điểm mở. Điều này đường Vành đai 3 chưa có được.

Trong khi hệ thống đường cao tốc đang phải vận hành với những điều kiện hạn chế như vậy, ý thức người tham gia giao thông lại yếu kém, việc nới trần vận tốc rất có thể sẽ gây ra những hệ quả khó lường. Nên chăng các cơ quan chức năng cần thận trọng hơn trong cách xem xét để đưa ra quyết định cho phép gia tăng vận tốc lưu thông tối đa trên các tuyến đường cao tốc. Nên nhớ rằng, mỗi trường hợp va chạm hay xảy ra tai nạn trên đường cao tốc đều có khả năng rất cao trở thành “thảm họa giao thông” thực sự.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thiếu nguồn lực xã hội, còn tiếp tục trì hoãn

Thiếu nguồn lực xã hội, còn tiếp tục trì hoãn

07 Jul, 04:50 AM

Kinhtedothi - Vấn đề kiểm định khí thải đối với xe máy đã được đưa ra bàn thảo, chuẩn bị thực hiện từ nhiều năm qua, nhưng đến nay vẫn chưa thể thống nhất được thời gian và cách thức triển khai. Nguyên nhân chính là lượng xe máy trên toàn quốc quá lớn, nếu chỉ trông chờ vào hệ thống đăng kiểm hiện có, sẽ tiếp tục phải trì hoãn quá trình này thêm vài năm nữa.

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

05 Jul, 09:50 PM

Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Hoàng Chung cho rằng, tổ chức giao thông (TCGT) là yếu tố vô cùng quan trọng. TCGT là kịch bản để vận hành hệ thống giao thông, càng khoa học sẽ càng phát huy tác dụng giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT), tối ưu hóa năng lực cho hạ tầng.

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

04 Jul, 03:28 PM

Kinhtedothi - Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về đường bộ... về việc cập nhật, điều chỉnh thông tin biển chỉ dẫn đường bộ phù hợp với đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp, sáp nhập.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ