Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nông dân Hà Nội thu hoạch lúa dưới cái nắng "như đổ lửa"

Kinhtedothi - Trong những ngày nắng nóng gay gắt đến 40 độ C, nông dân các huyện ngoại thành Hà Nội vẫn đội nắng ra đồng, tất bật thu hoạch lúa Xuân.

Những ngày này, dưới cái nắng như đổ lửa, nông dân nhiều huyện trên địa bàn TP như: Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thanh Oai, Phú Xuyên… đang tất bật ngày đêm thu hoạch lúa Xuân cho kịp thời vụ. Để đỡ mất sức lao động, gia đình phải ra đồng gặt từ 5 giờ đến khoảng 9 giờ sáng nghỉ. Bởi, theo kinh nghiệm, nắng nóng 40 độ C mà ra đồng muộn thì vừa mệt vừa làm không năng suất.

Người dân ra đồng từ tờ mờ sáng.

Chiều 31/5, dù nhiệt độ được cảnh báo ngoài trời tới hơn 40 độ C nhưng trên nhiều cánh đồng của xã Minh Đức, huyện Ứng Hòa, những chiếc máy gặt luôn hoạt động hết công suất để phục vụ nhà nông.

Anh Chu Văn Tráng - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghệp Minh Đức cho biết: “Tính từ đầu vụ tới giờ, HTX đã hỗ trợ bà con gặt được hơn 20ha lúa, ngày ít thì gặt được vài ba mẫu, ngày nhiều tới 3 -ha. Công việc mệt nhọc nhưng cho thu nhập khá, lại tranh thủ gặt được thêm diện tích lúa ở các địa phương lân cận nên anh em trong tổ máy thay phiên nhau làm việc ngày đêm quên nghỉ”.

Nắng vừa lên đủ độ khô sương là máy gặt xuống đồng.

Nếu như nhiều năm trước, mỗi khi vào mùa gặt, nông dân phải huy động toàn bộ nhân lực trong gia đình và thuê thêm nhân công để tập trung thu hoạch lúa, thì nay những chiếc máy gặt đập liên hoàn hiện đại đã thay thế sức người. Nông dân chỉ việc đứng trên bờ chờ máy gặt xong rồi chở lúa đã đóng gọn thành bao về nhà.

Vận chuyển những bao lúa từ bờ thửa lên đường nội đồng.

Theo ghi nhận của phóng viên, chỉ những đám ruộng có diện tích nhỏ, quá trũng máy gặt không xuống được thì nông dân mới phải cắt lúa thủ công, còn lại đa phần các hộ đều thuê máy gặt đập liên hợp.

Một số ít diện tích nông dân gặt tay nhưng đều tranh thủ từ sáng sớm để tránh nắng.

Dù vậy, để tránh cái nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiều hộ gia đình phải dậy từ 4 - 5 giờ gọi máy để gặt xong sớm rồi cấp tập chuyển lúa về nhà... Cái nắng làm người nông dân vất vả nhưng bù lại lúa mau khô hơn.

Bà nông dân phơi thóc ngay trên đường nội đồng đã được bê tông hóa.

Theo tính toán của nhiều nông dân, để thu hoạch 1 sào lúa, trung bình 1 lao động phải mất từ 8 - 9 tiếng để cắt, vận chuyển, tuốt lúa. Còn nếu thuê nhân công thì gặt 1 sào lúa cũng phải chi ít nhất 250.000 đồng và cộng thêm 30.000 - 40.000 đồng tiền thuê máy phụt lúa. Như vậy, nếu thuê máy gặt đập liên hợp với giá dịch vụ 120.000 - 140.000 đồng/sào, nông dân đã tiết kiệm được 50% chi phí. Đó là chưa kể, gặt bằng máy sẽ đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa, tránh được ảnh hưởng nếu mưa bão cuối vụ xảy ra.

Tất bật chất lúa lên xe chở về nhà.
Nắng nóng gay gắt, thu hoạch lúa vất vả là vậy nhưng theo phản ánh của nhiều nông dân thì vụ này lúa được mùa nên họ rất phấn khởi. Bà Nguyễn Thị Thuấn, ở thôn Thần, xã Minh Đức (huyện Ứng Hòa) chia sẻ: “Vụ này, gia đình tôi cấy 1,5ha lúa Bắc thơm số 7. Để kịp thu hoạch lúa vừa độ chín, tôi thuê nguyên 1 máy gặt đập liên hợp gặt xong trong 1 ngày. Nhẩm tính sơ sơ sau khi bán thóc khô cho thương lái, vụ này tôi thu lãi hơn 40 triệu đồng”.
20 giờ tối, nhiều nông dân vẫn túc trực ngoài đồng để chờ máy gặt và mang lúa về nhà.

Giá thuê máy gặt đập liên hợp ở các huyện như: Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thanh Oai, Phú Xuyên... đang dao động ở mức 110.000 - 140.000 đồng/sào.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ