Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nông dân Hoài Đức khó tiếp cận vốn vay

Kinhtedothi - Thực tế hiện nay, nhiều nông hộ trên địa bàn huyện Hoài Đức có nhu cầu vay vốn Quỹ Khuyến nông (QKN) Hà Nội để phát triển sản xuất, song khó tiếp cận do nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ.
Trong khi các huyện, thị khác có nhiều trường hợp được xem xét phương án vay vốn QKN TP thì năm 2020, Hoài Đức chỉ có một trường hợp duy nhất. Đó là hộ ông Nguyễn Đình Thả, ở thôn Cát Ngòi, xã Cát Quế đang nuôi 3.000 gà đẻ giống Ai Cập. Trước đây ông Thả từng đề xuất vay QKN nhưng không được chấp thuận vì mảnh đất chưa chính chủ, sổ đỏ chưa mang tên mình.
 Ông Nguyễn Đình Thả đang kiểm tra đàn gà Ai Cập.
“Lúc đó tôi phải vay Quỹ tín dụng của địa phương 150 triệu đồng với lãi suất hơn 1%/tháng, còn cao hơn cả lãi ngân hàng nhưng đành chấp nhận. Giờ đất đã sang tên, thế chấp được nên tôi đăng ký vay QKN 200 triệu đồng để phát triển sản xuất vì mức phí chỉ có 0,5%/tháng”.

Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Hoài Đức Nguyễn Quang Tuyến cho biết, một năm 2 lần vào đầu năm và giữa năm, trạm thông báo cho từng xã về các điều kiện vay QKN, nhưng do nhiều lý do khiến cho người dân khó tiếp cận. Đơn cử, tài sản thế chấp là đất thổ cư, song ở đây mỗi hộ thường có diện tích nhỏ từ 100 - 150m2, lại áp giá theo quy định Nhà nước chỉ bằng 1/5 - 1/10 giá thị trường nên không thể đủ. Vướng mắc về tài sản thế chấp là khó khăn chung của nhiều hộ dân ở huyện Hoài Đức khiến họ e ngại tiếp cận nguồn QKN. Mặt khác, thủ tục vay vốn QKN rất chặt chẽ, từ lúc đăng ký đến khi giải ngân thường phải chờ 1 - 2 tháng mới được giải ngân vì qua 3 vòng thẩm định mới duyệt làm thủ tục ra công chứng thế chấp tài sản.
Đáng nói, nếu như trước đây, trung bình mỗi năm Hoài Đức có hơn 10 hộ được vay vốn QKN để phát triển sản xuất thì nay rất khiêm tốn. Bởi ngay từ khâu làm phương án vay, nhiều hộ không được UBND xã xác nhận do trại chăn nuôi không nằm trong vùng quy hoạch xa khu dân cư, trong khi thực tế cả huyện chưa có khu chăn nuôi tập trung nào.
“Năm nay có mấy phương án vay vốn bị hủy bỏ là vì những lý do trên, chỉ còn một phương án của ông Thả là khả thi vì có diện tích thổ cư rộng đến hơn 1.000m2. Vì vậy, theo tôi Hội đồng thẩm định cấp TP cần xem xét áp giá đất sát với thực tế hơn, thủ tục ủy quyền thế chấp tài sản cũng như thủ tục hành chính cần đơn giản, nhanh gọn hơn mới tháo gỡ được những khó khăn này” – ông Nguyễn Quang Tuyến kiến nghị.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sớm thể chế hóa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

Sớm thể chế hóa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

09 May, 06:31 PM

Kinhtedothi - Chia sẻ tại tọa đàm "Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68-NQ/TW - Những việc cần làm ngay" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 9/5, giới chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp (DN) bày tỏ, nếu triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 68 thì có thể là bước ngoặt, đột phá trong lịch sử phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

Chi cục Thuế Khu vực I đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Chi cục Thuế Khu vực I đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

08 May, 04:39 PM

Kinhtedothi- Ngày 8/5/2025, Chi cục Thuế Khu vực I đã tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến nhằm triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP. Đây là hoạt động quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số của ngành thuế, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh trong việc tuân thủ quy định mới, nâng cao tính minh bạch và hiệu quả quản lý tài chính.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ