Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nông dân vẫn khó tiếp cận vốn

Kinhtedothi - Ngày 24/10, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh TP Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Hà Nội.
Kinhtedothi - Ngày 24/10, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh TP Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Hà Nội. 

 
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chương Mỹ cho hộ dân vay vốn tại điểm giao dịch xã Đồng Lạc, huyện Chương Mỹ. Ảnh: Trần Việt
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chương Mỹ cho hộ dân vay vốn tại điểm giao dịch xã Đồng Lạc, huyện Chương Mỹ. Ảnh: Trần Việt

536.000 lượt khách hàng được vay vốn

Gia đình anh Phạm Văn Trọng (Đội 2, xã Tiền Phong, Thường Tín, Hà Nội) theo nghề truyền thống sản xuất ga gối từ năm 2005. Nhận thấy nếu không đầu tư trang thiết bị sẽ rất khó mở rộng sản xuất, năm 2008, anh Trọng đã mạnh dạn vay 200 triệu đồng từ Agribank. Có vốn, gia đình anh Trọng quyết định lắp đặt thêm trang thiết bị, mở rộng xưởng sản xuất, tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ việc chỉ tiêu thụ trong xã, đến nay, sản phẩm của gia đình anh Trọng đã mở rộng việc phân phối ra ra các huyện trên địa bàn Hà Nội, Hải Dương, Nam Định… Xưởng cũng tạo công ăn việc làm cho hơn 30 lao động tại địa phương. 

Không chỉ cho vay cá nhân, hộ gia đình, nhiều tổ, hội, các hợp tác xã, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn… nhờ nguồn vốn ngân hàng cũng đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đóng góp lớn vào công cuộc phát triển kinh tế TP. Điển hình như tại Công ty CP Thực phẩm Minh Dương (Hoài Đức), đến 31/8/2013, số dư nợ với Agribank Hoài Đức là 24,8 tỷ đồng, tăng 5,2 tỷ đồng so với thời điểm 30/6/2010. Việc được gia tăng hạn mức vay vốn đã khiến công ty có thêm nguồn để phát triển sản xuất, mở rộng kinh doanh. Công ty đạt lợi nhuận bình quân khoảng 2,6 tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho hơn 150 lao động.

Sau hơn 3 năm triển khai, Nghị định 41/2010/NĐ - CP về tín dụng nông nghiệp, nông thôn và Thông tư 14/2010/TT - NHNN được coi là một "cú hích" quan trọng cho sự phát triển của tín dụng nông nghiệp, nông thôn. Tính đến 30/9/2013, doanh số cho vay nông nghiệp, nông thôn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội đạt khoảng 157.000 tỷ đồng; Dư nợ cho vay đạt khoảng 27.000 tỷ đồng, tăng 17% so với cuối năm 2012 và tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, phục vụ gần 536.000 lượt khách hàng vay vốn và trên 263.000 khách hàng còn dư nợ. 

Còn vướng chính sách

Được coi là đòn bẩy thúc đẩy nông nghiệp nông thôn phát triển, tuy nhiên, ý kiến của nhiều đại biểu tham dự Hội nghị cho thấy, khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của người nông dân vẫn còn nhiều hạn chế. Đại diện Hội Nông dân Hà Nội cho biết, tỷ lệ nông dân trên địa bàn tiếp cận được vốn vay vẫn thấp. Sự phối hợp giữa các cấp hội nông dân với ngân hàng (chủ yếu là Agribank) chưa thường xuyên, liên tục và chưa tương xứng với tiềm năng. Số lượng Tổ tiết kiệm tại các xã không nhiều, việc duy trì sinh hoạt lại không thường xuyên nên một số tổ hoạt động kém hiệu quả. 

Ông Trần Quốc Hùng - Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh Hà Nội thừa nhận, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn trên địa bàn vẫn thấp do việc cân đối vốn cho đầu tư tín dụng vẫn khó, nhất là cân đối vốn trung và dài hạn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Một số tổ chức tín dụng vẫn chủ yếu tập trung vốn cho các khách hàng lớn. Đặc biệt, một vấn đề được các doanh nghiệp, hợp tác xã, Hội nông dân và các cá nhân có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất khu vực nông nghiệp nông thôn phản ánh là việc cấp sổ đỏ tại một số địa phương vẫn chậm. Điều này dẫn đến việc nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp… có nhu cầu vay vốn nhưng chưa có giấy tờ bảo lãnh. Bởi vậy, nhiều ý kiến đề xuất, các tổ chức tín dụng nên có những đánh giá về mức độ tín nhiệm của người vay trong những trường hợp này để có thể cho vay tín chấp thay vì bắt buộc phải có tài sản đảm bảo. 

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Nguyễn Đồng Tiến cho biết, qua thực tiễn triển khai Nghị định 41, NHNN nhận thấy có nhiều vấn đề còn hạn chế. Đặc biệt, các vấn đề "nóng" như đề xuất được vay với hạn mức cao hơn hay vấn đề cho vay tín chấp và việc phối hợp giữa ngân hàng với các tổ chức cơ sở để thực hiện việc cho vay tốt hơn đang được NHNN xem xét, nghiên cứu làm sao để vừa hỗ trợ được nhu cầu vay vốn chính đáng của khu vực nông nghiệp, nông thôn vừa đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.

 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Áp lực tỷ giá USD/VND chưa được giải tỏa

Áp lực tỷ giá USD/VND chưa được giải tỏa

10 Jul, 01:41 PM

Kinhtedothi- Sáng nay 10/7, tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng 12 đồng so với sáng 9/7, niêm yết ở mức 25.131 VND/USD. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,03%, xuống mức 97,49. Biến số thuế quan, áp lực lãi suất… NHNN vẫn khó khăn trong hạ nhiệt tỷ giá khi một mặt giữ ổn định kinh tế vĩ mô, mặt khác phải giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Cập nhật mới nhất về thuế nhập khẩu ưu đãi: Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô

Cập nhật mới nhất về thuế nhập khẩu ưu đãi: Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô

09 Jul, 09:01 PM

Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 199/2025/NĐ-CP ngày 8/7/2025 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 26/2023/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. Nghị định sửa đổi này có hiệu lực từ ngày 8/7/2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ