Đây là khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới (WB) tại buổi họp báo sáng 27/9 công bố báo cáo phát triển Việt Nam 2016 chuyên đề Chuyển đổi Nông Nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào.
Bước ngoặt trong ngành nông nghiệp
Ngành nông nghiệp và hệ thống lương thực nói chung của Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt. Tuy đã gặt hái nhiều thành công và đứng trước vận hội lớn cả trong và ngoài nước nhưng ngành nông nghiệp cũng đang phải đối mặt với những thách thức lớn về dân số, kinh tế và môi trường, bởi quá trình phát triển đô thị, công nghiệp và dịch vụ, về lao động, đất đai và nguồn nước. Chi phí lao động tăng đã bắt đầu hạn chế khả năng cạnh trên trên thị trường quốc tế của Việt Nam.
Hình ảnh tại buổi họp báo |
Tỷ suất lợi nhuận thấp trong các nông hộ nhỏ, tình trạng thiếu việc làm tương đối nghiêm trọng trong lao động nông nghiệp, chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm không ổn định và thấp chỉ còn ở mức thấp, mức độ bổ sung giá trị, trình độ đổi mới sáng tạo công nghệ và thể chế còn hạn chế… tất cả yếu tố đó đã thể hiện chất lượng tăng trưởng tương đối thấp của nông nghiệp Viêt Nam.
Thực tế là hiện nay tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp và mức tăng năng suất đã chậm lại. Trên một số phương diện, phát triển nông nông nghiệp đã gây tổn hại môi trường như tàn phá rừng, mất đa dạng sinh học, thoái hóa đất, ô nhiễm nước và phát thải khí nhà kính. Tại hầu hết các địa phương, tăng trưởng nông nghiệp chủ yếu dựa trên tăng diện tích canh tác, thâm canh, tăng vụ và tăng cường sử dụng phân bón, tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, sản lượng đầu ra ngày càng đòi hỏi chi phí đầu vào cao hơn và làm tăng chi phí môi trường.
Ngành nông nghiệp Việt Nam cần phải chuyển hướng. “Đã đến lúc không thể “làm theo cách cũ” được nữa- tốc độ tăng trưởng giảm sút, nông nghiệp dễ bị tổn thương . Cần thay đổi để vượt qua những thách thức này, để đảm bảo tăng trưởng nông nghiệp trong tương lai và đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của người dân Việt Nam được tốt hơn”, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam nói.
Theo ông Ousmane Dione, cần tạo sự thay đổi không chỉ trong mô hình tăng trưởng mà ngay cả trong cơ cấu sản xuất và tổ chức chuỗi cung ứng. Sản xuất và cung ứng của nông nghiệp hiện nay còn khá manh mún, mối liên kết thực tể giữa nông dân và sự phối hợp theo ngành dọc còn yếu. Do đó, một mô hình quản lý nhà nước trong ngành nông nghiệp cần thay đổi- nhà nước cần thay đổi cách thức cung ứng dịch vụ hỗ trợ về công nghệ và điều tiết, đầu tư và chi công và áp dụng các chính sách nhằm khuyến khích đầu tư cho nông dân và các doanh nghiệp nông nghiệp.
Tăng giá trị nhưng không quên phát triển bền vững
Việt Nam cần có những sản phẩm cho năng suất nhiều hơn và thương hiệu sản phẩm có dấu ấn, chất lượng trên thế giới. “Nền nông nghiệp đó phải là phát triển xanh sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, lọt top 20 nước sản xuất nông nghiệp nông sản trên thế giới. Trong tương lai cơ cấu nông nghiệp kì vọng sản xuất lúa giảm đi để sản xuất sang những cây trồng phù hợp với môi trường”, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện chiến lược và phát triển Nông thôn thành viên tham gia nghiên cứu Báo cáo chuyên đề Chuyển đổi Nông Nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào phát biểu. Một mô hình được ông đề xuất, ví dụ như lúa ở vùng ven đô có thể sang sản xuất hoa, những vùng tây nguyên, tây nam bộ có thể chuyển sang công nghiệp chế biến, ở những vùng miền núi và cao nguyên sẽ rất tốt phát triển rừng…
Báo cáo của WB và nhóm tác giả đề xuất khuyến nghị một số chính sách mà Chính phủ nên làm trong thời gian tới như: Chính phủ có thể kết hợp một số biện pháp như nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường các biện pháp ưu đãi, hợp lý hóa cung cấp dịch vụ để qua đố khuyến khích, đặc biệt cần quan tâm tới yếu tố môi trường, an toàn thực phẩm, phát triển nông nghiệp xanh để bảo vệ người tiêu dùng nhằm nâng cao hơn nữa niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm nông nghiệp.
Ngoài ra, Chính phủ cũng nên xem xét áp dụng các công cụ chính sách nhằm quản lý rủi ro trong nông nghiệp tốt hơn và kiến tạo môi trường đầu tư và vận hành thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp nông nghiệp để tạo ra chuỗi giá trị bền vững. Chính phủ có thể giảm vai trò đầu tư trực tiếp nếu khuyến khích đầu tư tư nhân có hiểu quả hơn, kể cả thông qua hình thức đối tác công - tư, nếu làm được như vậy sẽ giải phóng được nguồn lực để tập trung hơn vào công tác điều tiết.
Cuối cùng các chuyên gia chốt lại, tái cơ cấu nông nghiệp không chỉ riêng ngành nông nghiệp mà có tính liên ngành, có tầm nhìn dài hạn. Nhìn chung trong thời gian tới, việc cần làm là giải quyết thách thực dài hạn và năng lực canh tranh và phát triển bền vững nông nghiệp, đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của các bộ.
Các biện pháp cải cách chính (ví dụ như đất của DNNN, khoa học công nghệ, phân cấp và phối hợp quản lý nhà nước) không thể chỉ được thực hiên riêng bởi bộ NN&PTNN. Chính phủ cần đầu tư có lựa chọn một số hàng hóa và dịch vụ công, đồng thời khuyến khích nông dân và các DN tư nhân đầu tư và phát huy sáng kiến, nói ngắn gọn, Chính phủ cần giảm chỉ đạo và tăng kiến tạo.