Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nông sản an toàn: Trách nhiệm của doanh nghiệp và người tiêu dùng

Bài và ảnh Bích Hời
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tuần lễ Hội chợ nông sản, được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhằm quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp sản xuất theo phương pháp an toàn từ vùng trồng đến bàn ăn lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội, thể hiện quyết tâm của ngành Nông nghiệp Việt Nam trong việc đẩy mạnh sản xuất các hàng hoá an toàn, nâng cao vị thế của sản phẩm, và ý thức, trách nhiệm của người sản xuất.

Với khoảng 200 gian hàng được tổ chức tại số 489, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Ban tổ chức Hội chợ Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lạng Sơn tổ chức “Hội chợ sản phẩm nông nghiệp an toàn, được bảo hộ chỉ dẫn địa lý; Tuần lễ quảng bá Na Chi Lăng và đặc sản Lạng Sơn 2018”.
 Hội thảo giới thiệu quảng bá về nông sản chỉ dẫn địa lý.

Hội chợ nhằm giới thiệu, quảng bá đến người tiêu dùng Thủ đô những hàng hoá nông, lâm, thuỷ sản chưa chế biến, sơ chế và tinh chế. Các sản phẩm đưa về đây đều là những thương hiệu nông sản, thực phẩm an toàn, được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Thông qua hội chợ này Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp và các DN  tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản, đồng thời tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân Thủ đô.
 
 Các nông sản của vùng miền bày bán tại hội chợ.

Bà Lý Châu An, Phó GĐ Công ty TNHH JIMMY chia sẻ: Bún sạch JIMMY được sản xuất từ năm 2010, những đến nay sản phẩm có trên thị trường Việt Nam mới chỉ đặt 5%, còn 95% xuất khẩu tại châu Âu. Để tạo ra sản phẩm sạch, công ty đã liên kết với nông dân mô hình sạch từ vùng sản xuất đến bàn ăn. Khi chiếm lĩnh được thị trường Châu Âu là thị trường khó tính nhất, hy vọng JIMMY sẽ đến được với người tiêu dùng trong nước nhất là trên thị trường miền Bắc hiện nay chưa có.
 Ông Tuệ đang giới thiệu về mặt hàng bún khô JIMMY chuyên xuất khẩu tại châu Âu, lần đầu tiên có mặt tại miền Bắc.

 
Ông Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Công ty CPTM Phúc Lâm cho biết: Ngoài nước mắm Phú Quốc là mặt hàng truyền thống của DN, năm nay Công ty mở rộng thêm mặt hàng để cung ứng ra thị trường Hà Nội đó là hạt điều Bình Phước. Công ty mong muốn mở rộng thị phần ở miền Bắc đối với hạt điều và xuất khẩu.
 Công ty Phúc Lâm thường xuyên cung ứng nước mắm Phú Quốc thương hiệu Thanh Quốc tại khu vực miền Bắc.

 Năm nay Công ty Phúc Lâm còn cung ứng mặt hàng hạt điều Bình Phước trên địa bàn Hà Nội.

Đến với Tuần lễ Hội chợ sản phẩm nông nghiệp an toàn, được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Thủ đô, Ban tổ chức giới thiệu 60 hàng hoá được chỉ dẫn địa lý, đó là: Quế Văn Yên, gạo Mường Lò, mật ong Bạc Hà Mèo Vạc, hồng không hạt Bắc Kạn, chè Tân Cương, Cà phê Sơn La, Chè Shan tuyết Mộc Châu, nhãn lồng Hưng Yên, Chả mực Hạ Long, chuối ngự Đại Hoàng, gạo Tám Xoan Hải Hậu, hạt tiêu Quảng Trị, hạt điều Bình Phước, Thanh long Bình Thuận, chiếu cói Nga Sơn, nước mắm Phú Quốc, nước mắm Phan Thiết, bưởi da xanh Bến Tre ...
 Na Chi Lăng và đặc sản tỉnh Lạng Sơn năm nay được tổ chức quảng bá giới thiệu tại Hà Nội.
 
Thông qua Hội chợ, ngành Nông nghiệp đẩy mạnh hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng đối với sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn, được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, góp phần tác động đến sản xuất chế biến nông sản, thực phẩm sạch.
Hội chợ lần này có sự kết hợp với chương trình quảng bá trái na Chi Lăng và đặc sản tỉnh Lạng Sơn, đây là điểm nhấn góp phần tạo nên sự hấp dẫn của Hội chợ.
Tại Hội chợ, ngành Nông nghiệp còn tổ chức các buổi Hội nghị hội thảo “Giao thương, kết nối cung - cầu, quảng bá các sản phẩm nông đặc sản tỉnh Lạng Sơn”, Hội nghị “Quảng bá các sản phẩm chỉ dẫn địa lý của Việt Nam”.