NSND Trung Đức kể về kỷ niệm hát bên bờ Hiền Lương
NSND Trung Đức và NSND Thu Hiền là cặp song ca ăn ý, thể hiện thành công nhiều ca khúc cách mạng.
NSND Trung Đức và NSND Thu Hiền được xem là "cặp song ca ăn ý nhất" của dòng nhạc truyền thống, cách mạng.
Tiếng hát của họ từ chiến trường ác liệt đến hàng trăm sân khấu lớn nhỏ đã trở thành ký ức không thể phai mờ đối với nhiều thế hệ khán giả yêu nhạc.

NSND Trung Đức và NSND Thu Hiền. Ảnh: Hải Nguyễn
Ở tuổi ngoài 70, NSND Trung Đức và NSND Thu Hiền vẫn gặp nhau thường xuyên và được mời diễn chung khá nhiều.
Chia sẻ với phóng viên Lao Động, NSND Trung Đức kể rằng tình bạn của ông và NSND Thu Hiền đã tồn tại hơn 50 năm. "Những năm 1972, khi tôi còn là lính lái xe ở Trường Sơn, Thu Hiền đã đi hát rồi. Từ khi 16 - 18 tuổi, Thu Hiền đã đứng bên đầu cầu Hiền Lương hát những bài hát về cách mạng. Cô ấy kể ngày trẻ cứ đứng ở bờ bên này hát thật to. Thu Hiền hát nhạc cách mạng rất hay, rất xúc động và truyền cảm", NSND Trung Đức nói.
Trong trận chiến ác liệt ở thành cổ Quảng Trị năm 1972, NSND Trung Đức làm nhiệm vụ lái xe. Những lúc rảnh, ông hát cho đồng đội nghe, động viên cổ vũ tinh thần các chiến sĩ.
Nghệ sĩ bồi hồi nhớ lại kỉ niệm đi dọc dãy Trường Sơn: "Ngày ấy, các chiến sĩ thích nghe hát lắm. Tôi cứ hát liên tục, nhớ ra bài nào hát bài đấy, chỉ có 3 người tôi cũng hát. Có lúc, họ chỉ cần chạm vào tay tôi thôi là vui lắm rồi.
Các anh thích nghe nhất là bài "Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa". Có câu 'tiếng hát át tiếng bom', những năm chiến tranh ở chiến hào được nghe hát là mọi người phấn khởi. Những kỷ niệm đó vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của tôi".

NSND Trung Đức song ca cùng NSND Thu Hiền. Ảnh: Hải Nguyễn
Những năm 1970, NSND Trung Đức đăng ký dự thi và được nhận vào công tác tại Đoàn Ca múa nhạc Hà Tây. Năm 1980, Trung Đức chuyển về Đoàn Ca múa Thăng Long, Hà Nội. Một năm sau, ông chuyển về Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam và công tác tại đó cho đến khi nghỉ hưu.
Với những đóng góp, cống hiến trong nghệ thuật, ông được nhà nước phong tặng danh hiệu NSND vào năm 2007.
Sau khi nghỉ hưu, NSND Trung Đức sống cùng vợ con tại Hà Nội. Hàng ngày, ông giữ thói quen tập thể dục, đi uống cà phê sáng, sinh hoạt điều độ. Thỉnh thoảng, nghệ sĩ đi biểu diễn tại các chương trình nghệ thuật phục vụ khán giả.
Trích dẫn
NSND Thu Hiền tên thật Nguyễn Thị Thanh Hiền, sinh năm 1952 tại Thái Bình. Bà nổi tiếng với các ca khúc nhạc cách mạng, trữ tình và dân ca như: "Câu hò bên bờ Hiền Lương", "Bài ca bên cánh võng", "Lời người ra đi", "Dáng đứng Bến Tre", "Hoa cau vườn trầu" và "Quảng Bình quê ta ơi"...
NSND Trung Đức sinh năm 1952, là ca sĩ gắn liền với dòng nhạc đỏ. Tên tuổi NSND Trung Đức gắn với những bài hát đi cùng năm tháng như: "Giai điệu Tổ quốc", "Chào em cô gái Lam Hồng", "Trên đỉnh Trường Sơn", "Ta ra trận hôm nay", "Chiếc gậy Trường Sơn", "Chào sông Mã anh hùng"...
(Theo Laodong.vn)

Nghệ sĩ Việt mừng đại lễ 30/4 với nhiều hoạt động ý nghĩa
Chỉ còn vài ngày nữa sẽ diễn ra lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong dịp đặc biệt này, các nghệ sĩ Việt đã tham gia cùng nhân dân, đóng góp những việc làm ý nghĩa và đầy hân hoan.

TP Hồ Chí Minh: giới thiệu 42 tác phẩm ảnh và áp phích do các nghệ sĩ Cuba sáng tác
Kinhtedothi - Ngày 29/4, tại TP Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản và Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam phối hợp tổ chức chức Triển lãm “Vì Việt Nam - Por Vietnam” giới thiệu 42 tác phẩm ảnh và áp phích cổ động do các nghệ sĩ Cuba sáng tác, thể hiện tình cảm đối với Nhân dân Việt Nam trong cuộc trường chinh chống giặc giữ nước.

Điểm danh các nghệ sĩ Kpop có sự nghiệp solo ấn tượng nhất
Từng làm nên tên tuổi với các nhóm nhạc đình đám như BIGBANG, 2NE1 hay BTS, nhiều nghệ sĩ Kpop hàng đầu đã chứng minh sức hút cá nhân vượt ra khỏi cái bóng của nhóm để theo đuổi sự nghiệp solo thành công.