Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nụ cười trên cánh đồng hoa

KTĐT - Đợt rét đậm, rét hại kèm theo mưa phùn kéo dài suốt những ngày đầu năm 2013 khiến người dân trồng hoa các xã thuộc huyện Mê Linh phải sống trong tâm trạng “mất ăn mất ngủ”. Tuy nhiên, không khí ấm áp nhiều ngày qua đã mang nụ cười trở lại với hàng trăm hộ dân nơi đây.

Đi dọc quốc lộ 23 những ngày cuối cùng của năm cũ, người ta sẽ thấy hiện ra trước mắt những cánh đồng hoa nở rộ với đủ màu sắc, chủng loại. Ít ai biết, chỉ trước đó khoảng 3 tuần, người dân nơi đây đã rất lo lắng vì (nỗi) lo sợ lỡ mùa hoa Tết.

Chúng tôi trở lại thăm cánh đồng hoa của gia đình chị Phạm Thị Lan (thuộc xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh, Hà Nội) khi thời khắc đón Tết nguyên đán đang đến rất gần. Còn nhớ cách đây chừng một tháng, trong tổng số 9 luống hoa cúc vàng mà gia đình chị Lan chăm bẵm suốt nhiều tháng trời, chỉ có một luống trổ hoa. Đến nay, toàn bộ ba sào diện tích trồng hoa của gia đình chị đã nở vàng rực rỡ. Bên cạnh các loại cúc được trồng phổ biến, những khóm hoa thạch thảo, hoa hồng… cũng phát triển rất tốt và cho ra những nụ hoa rực rỡ không kém.

Tay thoăn thoắt hái những khóm hoa, chị Lan cho biết, thời tiết ấm áp những qua giúp phần lớn hoa kịp nở phục vụ nhu cầu Tết. Phần diện tích còn lại chỉ mới (đang) phát nụ, nhưng nhiều khả năng sẽ kịp trổ bông để cung ứng cho thị trường hoa vào dịp Rằm tháng Giêng.

Trên cánh đồng thuộc xã Tiền Phong (huyện Mê Linh), gia đình ông Lê Quốc Hồng cũng đang tất bật với việc chuyển những chậu hoa ly lên xe tải cho khách mua buôn. Năm qua, gia đình ông Hồng đầu tư gần 300 triệu đồng trồng 4.300 chậu hoa ly. Đợt không khí lạnh kéo dài trước Tết khoảng một tháng khiến gia đình ông vô cùng lo lắng và phải rất vất vả để bảo vệ thành quả; từ quây ni-lon chống rét xung quanh vườn, bón đủ loại phân chuyên canh, đến lắp đặt hệ thống đèn để… sưởi ấm cho hoa. Nay những chậu hoa cảnh của gia đình đều phát triển thuận lợi.  Với mỗi chậu hoa, gia đình ông thu về trung bình 150.000 đồng. Không giấu được niềm vui, ông Hồng phấn khởi cho biết: “Tết này như thế là ổn!”.

Chị Lê Thị Hiền (thôn Đại Bái, xã Đại Thịnh) cho biết, việc tiêu thụ hoa Tết của người trồng hoa trong huyện không gặp quá nhiều khó khăn. Không chỉ người dân các huyện nội-ngoại thành Hà Nội tới chọn mua, mà thương lái ở khắp các tỉnh, thành lân cận như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa… đổ về để đặt mua rất nhiều. Hoa làm ra bao nhiêu cũng hết, thậm chí là “cung” không đủ “cầu”.

Dù được mùa nhưng do kinh tế năm qua khó khăn nên giá bán của hầu hết các loại hoa đều giảm so với mùa Tết năm trước. Theo đánh giá chung của nhiều người trồng hoa huyện Mê Linh, năm nay giá hoa thấp hơn trung bình khoảng 30-40% so với năm 2012. Cụ thể, giá bán buôn một số loại hoa phổ biến như hoa hồng (đỏ/phấn), các loại hoa cúc (vàng/đại đóa/sen…) khoảng 1.000 đồng/bông, thạch thảo có giá 2.000 đồng/bông, hoa lét chừng 2.500 đồng/cành… Người mua lẻ sẽ phải trả mức giá cao gần gấp đôi.

Bên cạnh đó, chi phí đầu vào cho vật tư, phân bón, trang thiết bị phục vụ việc trồng và chăm sóc hoa trong năm qua đều tăng nên thu nhập từ việc trồng hoa của người dân trong huyện cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều.

Dẫu vậy, việc hoa được mùa và tiêu thụ thuận lợi góp phần giúp tổng doanh thu của người trồng hoa nơi đây không chênh quá nhiều so với các năm trước. Với phần lớn người trồng hoa huyện Mê Linh, mùa hoa năm nay có thể coi là không quá tệ. Và Tết này với nhiều hộ gia đình nơi đây hẳn sẽ có phần tươm tất hơn./.  

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ