Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nữ điều dưỡng không thể về chịu tang mẹ vì chống dịch Covid-19

Câu chuyện của nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Liên lan tỏa thông điệp cao cả về sự hy sinh của những thầy thuốc nơi tuyến đầu chống dịch.
Trong số những y, bác sĩ trực tiếp điều trị các ca bệnh do nhiễm virus SARS-CoV-2 ở Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận, có trường hợp nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Liên phải nén nỗi đau mất mẹ để ở lại bệnh viện cùng thực hiện nhiệm vụ chống Covid-19. Câu chuyện của nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Liên lan tỏa thông điệp cao cả về sự hy sinh những người thầy thuốc nơi tuyến đầu chống dịch.
Nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Liên xem những tấm hình về đám tang của mẹ do người thân gửi qua điện thoại.
Ngày 7 trong số 9 bệnh nhân đang điều trị dịch Covid-19 của tỉnh Bình Thuận đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần đầu sau hơn nửa tháng được điều trị, chăm sóc đáng lẽ là một ngày vui của nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Liên, thì tin mẹ chị qua đời như sét đánh ngang tai khiến chị đau khổ cùng cực.
Dẫu biết rằng quy luật sinh, lão, bệnh, tử là điều khó tránh, nhất là khi mẹ chị Liên tuổi đã gần 90, lại bị tai biến nằm liệt giường hơn 5 năm, thế nhưng khi hay tin thì chị Liên cũng không khỏi bàng hoàng: “Tôi thấy rất là đột ngột. Tại vì trước khi tôi vào Khoa truyền nhiễm để chống dịch thì thấy sức khỏe bà cũng bình thường, rồi ăn uống cũng bình thường. Nhưng mà trong thời gian 20 ngày nghe tin mẹ mất thì rất là đau, không thể về nhìn thấy mặt mẹ”.
Nỗi đau mất mẹ là khó ngôn từ nào tả hết, nhưng với trường hợp của chị Liên, đau đớn nhất chính là việc không thể về chịu tang mẹ giữa lúc dịch Covid-19 đang hoành hành. Ngay trong đêm nhận hung tin, Ban giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận cùng các đồng nghiệp gửi lời chia buồn đến chị Nguyễn Thị Liên. Chị như chết lặng trong những giọt nước mắt lăn dài trong nhiều giờ liền. Giữa khuya, nữ điều dưỡng quyết định nợ tang mẹ để ở lại cùng 20 đồng nghiệp Khoa truyền nhiễm chống dịch. Đây là việc cần phải làm để ngăn ngừa rủi ro lây lan dịch bệnh vì chị Liên là điều dưỡng trực tiếp chăm sóc các bệnh nhân.
Bác sĩ Dương Thị Lợi - Trưởng Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận (trái) động viên, chia sẻ với chị Liên.
Bác sĩ Dương Thị Lợi, Trưởng Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận cho biết thêm: “Sau 20 ngày mà Liên ở lại đây để làm bổn phận, trách nhiệm của người điều dưỡng thì không thể về để chăm sóc mẹ được. Nỗi đau với bản thân Liên rất là lớn. Và nỗi đau đó không những là của một mình Liên mà còn là nỗi đau của cả những anh em trong Khoa”.
Cố nén đau thương, chị Nguyễn Thị Liên bày tỏ quyết tâm cùng các đồng nghiệp chống dịch, không để phát sinh những ca nhiễm mới, cố gắng hết sức điều trị cho những người nhiễm bệnh: “Mong muốn lớn nhất của tôi là bệnh nhân sớm hồi phục để tôi được về mặc áo tang, để thắp nhang cho mẹ”.
Dù không thể về chịu tang mẹ, thế nhưng chị Liên đã được những người bệnh và các đồng nghiệp ghi nhận tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng, quên mình để đóng góp vào thành công trong điều trị bệnh dịch. Những câu chuyện như của chị Liên là nguồn động lực tiếp thêm sức mạnh cho những cán bộ, bác sĩ trong tuyến đầu của cuộc “cuộc chiến” với dịch Covid-19.
Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hành trình 33 năm xây dựng niềm tin và chăm sóc thị lực cộng đồng

Hành trình 33 năm xây dựng niềm tin và chăm sóc thị lực cộng đồng

16 Jul, 04:56 PM

Kinhtedothi - Với hơn 33 năm hình thành và phát triển, Hệ Thống Mắt Kính Sài Gòn Hà Nội đã khẳng định được uy tín và vị thế vững chắc trên thị trường mắt kính Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở việc đầu tư hệ thống cửa hàng hiện đại, sang trọng, thương hiệu còn chú trọng đến chất lượng sản phẩm, chuyên môn đội ngũ nhân viên và đặc biệt là chăm sóc sức khỏe thị lực cho cộng đồng.

Tiết canh lợn: món “khoái khẩu” tiềm ẩn mầm bệnh chết người

Tiết canh lợn: món “khoái khẩu” tiềm ẩn mầm bệnh chết người

16 Jul, 04:55 PM

Kinhtedothi - Dù các chuyên gia đã liên tục lên tiếng cảnh báo về những mối nguy hại khôn lường, đặc biệt là nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, nhưng thực tế, các cơ sở y tế vẫn thường xuyên tiếp nhận các ca bệnh nặng do ăn tiết canh, để lại những hậu quả đáng tiếc.

Phong trào “Bình dân học vụ số” giải pháp dài hạn, phát triển mô hình y tế thông minh

Phong trào “Bình dân học vụ số” giải pháp dài hạn, phát triển mô hình y tế thông minh

16 Jul, 10:01 AM

Kinhtedothi - Thực hiện Kế hoạch của Sở Y tế Hà Nội về triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” ngành y tế Hà Nội, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã ban hành Kế hoạch hoạt động này nhằm từng bước nâng cao năng lực số cho toàn thể viên chức, người lao động, tạo nền tảng thúc đẩy chuyển đổi số hiệu quả và bền vững tại đơn vị.

Hà Nội không chủ quan, quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết

Hà Nội không chủ quan, quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết

15 Jul, 08:19 PM

Kinhtedothi - Chiều 15/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương – Trưởng đoàn kiểm tra của Bộ Y tế đã có cuộc làm việc với TP Hà Nội về công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn TP. Tiếp đoàn có Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Thu Hà - Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ