Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nữ doanh nhân vượt qua khó khăn thách thức, đưa gốm Bát Tràng ra thế giới

Bài và ảnh Thời Nguyễn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Đưa chúng tôi đi thăm một lượt nhà máy sản xuất gốm tại Đông Triều, Quảng Ninh, bà Hà Thị Vinh chủ doanh nghiệp sản xuất gốm sứ Quang Vinh chia sẻ: Để có được cơ ngơi như hôm nay, bà đã phải trải qua vô vàn khó khăn, có những lúc tưởng chừng bị phá sản, đóng cửa lò gốm.

Vượt qua muôn vàn trở ngại

Thời kỳ bao cấp bà là một trong những công nhân tay nghề khá của Xí nghiệp Gốm Sứ Bát Tràng. Với kinh nghiệm hơn 20 năm làm việc tại Xí nghiệp. Và là đời thứ 16 trong dòng họ Hà, dòng họ lâu đời nhất ở Bát Tràng làm nghề gốm sứ.

Đến 1989, Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định 176 về việc sắp xếp lại lao động, cơ cấu lại nghành nghề, đầu tư tiến bộ khoa học vào sản xuất … Xí nghiệp, nhà máy DN của Nhà nước tự sản, tự tiêu, tự tìm thị trường. Các Tổng Công ty Nhà nước vay tiền Ngân hàng khó khăn. Các nhà SX muốn bán không có tiền mua. Thị trường hình thành 2 thành phần kinh tế: DN Nhà nước, tổ hợp. Bà theo dõi mảng xuất khẩu, nhận chỉ tiêu pháp lệnh tại Sở công thương để sx.
 Bà Hà Thị Vinh, Giám đốc Công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh.
 Bà Vinh giới thiệu với các nhà báo về sản phẩm gạch cổ Bát Tràng mới được Công ty phục dựng. 
Khi đó nhà quá nghèo, chồng bị thương binh chấn thương sọ não. Với đồng tiền ít ỏi không đủ trang trải nuôi 3 con và chồng. Quyết định 176 Nhà nước hé mở ra cơ chế thị trường, xoá bỏ bao cấp, bà Vinh xin nghỉ chế độ. Bà cùng với các anh em bàn bạc thành lập tổ hợp tác sản xuất gốm sứ Bát Tràng. Do thị trường sản xuất vẫn mang nặng tính bao cấp nên hàng hoá của Xí nghiệp Gốm sứ Nhà nước chất từ trong ra ngoài không bán được. Bà đã bàn với anh chị em chuyển hướng sang xuất khẩu.

Câu chuyên xuất khẩu ngày đó như một giấc mơ xa vời, vì hàng hoá của nhà nước còn đắp chiếu, huống hồ sản phẩm của tư nhân sao được cấp đi xuất khẩu. Bà chạy lên Sở Công thương Hà Nội, và Bộ Công thương đều bị bế tắc và tư tưởng của những lãnh đạo thời đó cho rằng tư nhân không đủ năng lực tài chính và trình độ tay nghề để làm ra sản phẩm xuất khẩu.
 Bà Vinh giới thiệu về khuôn làm gốm.
 Công đoạn đổ rót trong làm gốm.
Với đức tính năng động, bà đã vào TP Hồ Chí Minh tìm hiểu thị trường và tìm hiểu con đường xuất khẩu hàng hoá trong đó. Chuyến đi, bà gặp 1 đại diện DN Ý. Khi được bà giới thiệu về sản phẩm gốm Việt Nam, họ đã đưa ra mẫu để làm thử nếu đạt mới ký hợp đồng làm sản phẩm quà tặng trong dịp thế vận hội mùa Hè Italia.

Sau đơn đặt hàng này, DN không quay lại lần thứ 2 vì họ biết, gốm Bát Tràng vẫn sử dụng lò nung bằng than gây ô nhiễm môi trường, sản phẩm tạo ra không thân thiệu với người sử dụng. Từ lần xuất khẩu đầu tiên Tổ hợp sản xuất gốm của gia đình bà nhận được vài đơn hàng lẻ của Bộ Công thương.

Đến năm 1990, bà có đơn hàng từ Nhật Bản. Đến năm 1991 – 1992 có thêm những đơn hàng từ Hồng Kong, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc. Các thị trường này phát triển rất nhanh. Để đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu năm 1994 bà thành lập Công ty TNHH Quang Vinh, và mỗi tuần xuất đi 9-10 container 40 feet thời điểm từ 1993 – 1995. Khu vực Bát Tràng, Đông Dư có đến 400 – 500 hộ chuyên sản xuất hàng cho Quang Vinh để xuất khẩu.

Nhưng đợt suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 – 1998 đã kéo Quang Vinh gần như “sập tiệm”. Bởi cả 3 thị trường Hồng Kong, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản đều rơi vào suy thoái.
 
Trong khi đó, việc kinh doanh lúc đó chỉ dựa vào chữ tín của đối tác chứ không có những thoả thuận chặt chẽ như bây giờ. Chủ yếu đối tác đặt cọc 20 – 30% tiền hàng và nhận bộ hồ sơ phô tô. Hàng sản xuất xong giao cho khách thì khách hoàn tất trả tiền và trao lại cho bộ hồ sơ gốc.

Tuy nhiên, suy thoái kinh tế đã khiến cho các nhà nhập khẩu mất thị trường, không còn năng lực để mua hàng. Trong khi đó, các lò vẫn sản xuất, hàng chất lên đến cửa nhà không chuyển đi được. Bà đã đến tận thị trường Hàn Quốc, Đài Loan tìm hiểu xem khách hàng đang gặp khó khăn gì cùng tháo gỡ.

Chuyến đi lần này bà Vinh phát hiện và chặn đứng chiêu lừa cả làng Bát Tràng, đó là: Nhà buôn bị đóng cửa, những nhà bán lẻ lại sang tận Bát Tràng đặt mua hàng của người sản xuất. Những người nhận tiền rồi, nghĩ mình không cần đi đâu cũng xuất được hàng. Không ngờ đó là chiều lừa ứng tiền trước 10-20%, sau đó mấy tháng họ quay trở lại ép giá xuống thấp chỉ còn 50% giá bán trước đó. Sản xuất rồi hàng không bán được, giá bị giảm mạnh, cả làng có thể rơi vào vỡ nợ.

Sau chuyến đi, bà mời những nhà buôn nhập khẩu sang hội đàm cũng với những nhà sản xuất tại Bát Tràng về cách thức cung cấp phân phối hàng tại thị trường các nước. Công ty Quang Vinh vay ngân hàng mua hết số gốm dân đã sản xuất và gửi lại đó, nhưng với 1 yêu cầu không sản xuất tiếp. Khi nào hàng xuất đi, Quang Vinh cho mở lò lại mới được tiếp tục. Nhờ sự sắp xếp lại thị trường, bảo đảm ổn định giá và hàng lưu thông bình thường với mức giá hợp lý.

Đưa hàng đến các thị trường khó tính

Thông qua các bạn hàng, năm 1997 bà làm quen với một người Mỹ vùng Dalat. 2 bên thoả thuận làm hội chợ giới thiệu hàng Bát Tràng tại Mỹ. Hàng mẫu đã đi, nhưng làm visa đi chỉ có 1 mình bà được xuất cảnh. Không có tiếng Anh, nhưng với sự nỗ lực vượt khó bà cũng đã đến được các bang Dalat, Bali. Cuộc triển lãm hội chợ thành công và toàn bộ số mẫu sản phẩm mạnh đi cũng bán hết.
 Bà Vinh giới thiệu sản phẩm gốm đang sản xuất cho xuất khẩu.
 
Sau chuyến đi đó, Quang Vinh đã xuất khẩu được 20 container sang Mỹ. Tuy nhiên, cũng giống chuyến hàng đi Italia vào mùa hè năm 1990, khách không đặt hàng lần thứ 2, với nhiều lý do, đó là: Sản phẩm đốt bằng than, củi, mặc dù sản phẩm làm rất chau chuốt nhưng vẫn không đạt được độ đẹp mịn, thuế quá cao.

Sau đó bà lại đi hàng loạt các nước châu Âu, châu Á, Mỹ để tìm hiểu công nghệ sản xuất. Sau đó bà quyết định táo bạo đầu tư nhà máy mới, đưa khoa học công nghệ vào và phải làm chủ công nghệ, thường xuyên tạo ra mẫu mã sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

Một mặt Quang Vinh bắt đầu đi tìm mặt bằng. Sau một hành trình dài, Quang Vinh đã được huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ cho mặt bằng để xây dựng nhà xưởng.
 Các sản phẩm xuất khẩu trưng bày.
 
Mặt khác, Quang Vinh đầu tư vào con người để làm chủ công nghệ, máy móc. Bà Vinh đã cho con gái đi học quản trị kinh tế tại Anh và cho con trai học cách sản xuất gốm sứ tại Trung Quốc. Sản phẩm gốm sứ kết hợp giữa hoá silicat xương và men, tạo ra các sản phẩm gốm cứng, khó vỡ nhưng rất nhẹ. Cùng với đó là kết hợp các chất liệu men và hoa văn giữa cổ với hiện đại rất đẹp tạo ra sản phẩm thời trang nhưng không nhanh lỗi mốt trên thị trường.

Đối với công nhân bà ưu tiên tuyển chọn toàn bộ những lao động tại Quảng Ninh và những vùng lân cận cho đào tạo tại chỗ. Qua kiểm tra, những ai phù hợp vào mảng nào cho đào tạo chuyên sâu mảng đó. Nhiều khâu khó như đổ máng, vẽ hoa, tạo màu … đều phải có đội ngũ công nhân lành nghề và có tâm huyết. Hầu hết những người vào làm công nhân tại Quang Vinh đều từ làm ruộng, nhưng đến nay họ đều thuần thục những công đoạn được giao. Nhờ đó mà Quang Vinh đã sản xuất mỗi năm hàng triệu sản phẩm gốm. 80% sản lượng sản sản xuất được xuất khẩu đi trên 20 nước ở các khu vực khó tính như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, …
 Bà Vinh giới thiệu về sản phẩm gạch cổ Bát Tràng mới phục chế.
Tháng 10 năm 2012, bà Hà Thị Vinh vinh dự được UBND TP Hà Nội vinh danh là công dân ưu tú Thủ đô. Thành phố Hà Nội có chủ trương xây dựng làng gốm Bát Tràng kết hợp với du lịch, bà Vinh đã xung phong thành lập dự án, trình TP phê duyệt đồng thời tổ chức xây dựng. Nếu như thành công dự án phát triển làng nghề gắn với du lịch thì không chỉ có người làng gốm được hưởng lợi mà TP cũng sẽ thu hút lượng khách du lịch đến ngày càng nhiều. Doanh nghiệp Quang Vinh cũng vừa nghiên cứu phục chế và cho ra lò sản phẩm gạch Bát Tràng cổ nhằm đáp ứng yêu cầu phục dựng các công trình kiến trúc cổ.