Nước Anh đầy nghi ngại với thỏa thuận hậu Brexit của bà May

Hương Thảo (Theo AP)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hạ viện Anh dường như chẳng mấy mặn mà với bước tiến mà Thủ tướng vừa đạt được với các đối tác đàm phán EU.

Thủ tướng Theresa May chuẩn bị trả lời báo giới bên ngoài Văn phòng chính phủ Anh hôm 22/11.
Thủ tướng Anh Theresa May hôm 22/11 đã phải đối mặt với "cơn mưa" chỉ trích từ các nhà lập pháp hoài nghi khi bà tìm cách miêu tả dự thảo, về mối quan hệ với Liên minh châu Âu (EU) sau khi nước này tách khỏi khối, như một "thỏa thuận tốt" với nước Anh.
Phát biểu với Hạ viện sau khi 26 trang dự thảo hậu Brexit được công bố, bà May khẳng định thỏa thuận này sẽ đảm bảo sự ra đi của Anh sẽ "trơn tru và có trật tự" từ Liên minh châu Âu. Cũng theo đó, Anh sẽ chính thức "chia tay" với 28 quốc gia EU vào ngày 29/3 năm tới.
Nữ thủ tướng trấn an các nhà lập pháp rằng các phác thảo cho tương lai sẽ giúp bảo vệ công việc, chấm dứt thẩm quyền của Tòa án công lý châu Âu ở Anh, cho phép ngư dân Anh kiểm soát nhiều hơn và tránh sự trở lại của biên giới cứng giữa thành viên EU Ireland và Bắc Ireland của Vương quốc Anh. Bà May còn khẳng định, thỏa thuận này sẽ mở đường cho một hiệp định thương mại tự do với khối cũng như cho phép London thúc đẩy các giao dịch thương mại mới trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, những dự đoán màu hồng của Thủ nướng đã vấp phải sự kháng cự trên nhiều mặt trận tại Quốc hội, nơi dự kiến ​​sẽ bỏ phiếu cho kế hoạch Brexit vào tháng tới. Tại thời điểm này, sự bấp bênh của chính quyền bà May đã dẫn đến số lượng tăng cao các nhà lập pháp bày tỏ bất mãn với những đề xuất mới, mà đáng chú ý là Hiệp ước pháp lý dài 585 trang đề cập đến các điều khoản bắt đầu của Anh, bao gồm cả những khoản nợ của nước này với EU.
Jeremy Corbyn - lãnh đạo Đảng Lao động đối lập chính của Anh đã tỏ thái độ coi thường thỏa thuận hậu Brexit, mô tả đó là "26 miếng bánh quế" đại diện cho sự thất bại của Đảng Bảo thủ và bà May trong suốt 2 năm đàm phán. "Đây là một Brexit bị bịt mắt mà tất cả chúng ta đều sợ", ông Corbyn nói, "một bước nhảy vọt vào bóng tối".
Sẽ cần tương đối một số nhà lập pháp của Công Đảng Anh ủng hộ kế hoạch của Thủ tướng May nếu bà hy vọng nó được chấp thuận, bởi Đảng Bảo thủ của bà không phải đa số tại Hạ viện. Đó là chưa kể tới khả năng cao nhiều thành viên chủ trương Brexit thuộc Đảng Bảo thủ, điển hình là ông Boris Johnson hay ông Jacob Rees-Mogg, có thể sẽ ép bà May phải chấp nhận một cuộc trưng cầu dân ý lần 2 về việc có chấp thuận để Anh rời EU nữa hay không.