Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ông Trump lên tiếng về sự cố rò rỉ tin nhắn quân sự "nhạy cảm"

Kinhtedothi - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng bảo vệ Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Waltz sau sự cố một nhà báo vô tình được thêm vào nhóm chat bàn về kế hoạch tấn công Yemen của giới chức quân sự Mỹ.

Trong những ngày gần đây, Tổng thống Trump và các quan chức cấp cao trong chính quyền của ông đã phải đối mặt với làn sóng chỉ trích từ phe Dân chủ, sau sự cố một nhà báo vô tình được thêm vào nhóm trò chuyện nơi các quan chức thảo luận về kế hoạch quân sự "nhạy cảm". 

Theo ghi nhận, tổng biên tập tạp chí The Atlantic Jeffrey Goldberg đã vô tình được thêm vào một nhóm trò chuyện trên ứng dụng Signal gồm 18 thành viên, bao gồm các quan chức an ninh cấp cao như Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Waltz, Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth, Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) John Ratcliffe, và Giám đốc Tình báo Quốc gia Tulsi Gabbard. Nhóm này đang thảo luận về kế hoạch không kích vào lực lượng Houthi ở Yemen, bao gồm các chi tiết như mục tiêu, vũ khí và thời gian tấn công.

Tổng thống Mỹ Donald Trump xem sự cố rò rỉ tin nhắn của nhóm quân sự là "trục trặc nhỏ". Ảnh: EPA

Tổng thống Trump đã lên tiếng bảo vệ Cố vấn Waltz, gọi sự cố này là một "trục trặc nhỏ" và khẳng định rằng nó không ảnh hưởng đến hoạt động quân sự. Ông cho rằng vấn đề nằm ở công nghệ chứ không phải ở con người: "Thiết bị và công nghệ không hoàn hảo. Và có lẽ ông ấy (Cố vấn Walz) sẽ không sử dụng chúng nữa. Ít nhất là không phải trong tương lai gần".

Trái ngược với quan điểm của ông Trump, các nhà lập pháp đảng Dân chủ đã lên án sự cố này như một ví dụ về sự bất cẩn trong việc xử lý thông tin nhạy cảm. Thượng nghị sĩ Mark Warner gọi đây là hành vi "cẩu thả, bất cẩn, kém cỏi" và kêu gọi Cố vấn Waltz cùng Bộ trưởng Hegseth từ chức. Ông nhấn mạnh rằng nếu một sĩ quan quân đội hoặc tình báo có hành vi tương tự, họ sẽ bị sa thải ngay lập tức.

Một số thượng nghị sĩ khác như Jon Ossoff và Angus King  cũng chỉ trích sự thiếu chuyên nghiệp và không có lời xin lỗi từ phía các quan chức liên quan. Họ cho rằng thông tin về kế hoạch quân sự, bao gồm thời gian và mục tiêu, chắc chắn phải được phân loại và việc thảo luận trên một ứng dụng dân sự là điều không thể chấp nhận.

Thậm chí, nhóm giám sát American Oversight đã kiện các quan chức tham gia cuộc trò chuyện vì cáo buộc vi phạm Đạo luật Hồ sơ Liên bang, do tin nhắn tự động xóa có thể làm mất hồ sơ chính thức.

ĐỌC NGAY: Cuộc chiến pháp lý mới đầy cam go của ông Trump

Trong khi đó, các quan chức của chính quyền ông Trump, bao gồm Giám đốc CIA John Ratcliffe và Giám đốc Tình báo Quốc gia Tulsi Gabbard, đã phủ nhận việc chia sẻ thông tin mật trong cuộc trò chuyện. Họ khẳng định không có quy tắc nào bị vi phạm và thông tin được thảo luận không thuộc diện phân loại. Giám đốc Ratcliffe còn cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Hegseth có thẩm quyền quyết định thông tin nào được phân loại.

Giám đốc truyền thông Nhà Trắng Steven Cheung gọi sự việc là "sự phẫn nộ giả tạo" và cho rằng đây là một nỗ lực của phe đối lập nhằm làm mất uy tín của chính quyền Tổng thống Trump. Ông nhắc lại các cáo buộc tương tự trong quá khứ, như nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Mỹ hay vụ lục soát tài liệu mật ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, và cho rằng đây chỉ là chiêu trò chính trị.

Một số nhà lập pháp đảng Cộng hòa, như Thượng nghị Roger Wicker, đã đề xuất điều tra vụ việc một cách lưỡng đảng. Tuy nhiên, nhiều người trong phe Cộng hòa tỏ ra ít quan tâm hơn, thậm chí cho rằng đây chỉ là một sự cố nhỏ không đáng lo ngại.

Sự cố rò rỉ tin nhắn nhóm về kế hoạch tấn công Yemen đã làm nổi bật sự chia rẽ sâu sắc giữa hai đảng trong cách đánh giá tính nghiêm trọng của vấn đề. Trong khi phe Dân chủ xem đây là một lỗ hổng an ninh nghiêm trọng, phe Cộng hòa và chính quyền Tổng thống Trump lại xem nhẹ và cho rằng đây chỉ là một sai sót kỹ thuật.

Dù vậy, sự việc này đã đặt ra câu hỏi lớn về quy trình bảo mật thông tin nhạy cảm của Chính phủ Washington, và liệu các biện pháp đảm bảo an ninh hiện tại đã đủ nghiêm ngặt hay chưa.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ngành công nghiệp châu Á chịu sức ép thuế quan gia tăng

Ngành công nghiệp châu Á chịu sức ép thuế quan gia tăng

01 Apr, 03:58 PM

Kinhtedothi - Các ngành sản xuất chủ lực tại châu Á đang đối mặt với những thách thức lớn khi các biện pháp thuế quan mới từ Mỹ và căng thẳng thương mại quốc tế khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn nghiêm trọng.

Châu Âu phản ứng trước yêu cầu chính sách của Mỹ

Châu Âu phản ứng trước yêu cầu chính sách của Mỹ

01 Apr, 09:35 AM

Kinhtedothi - Nhiều quốc gia châu Âu đã lên tiếng phản đối sau khi xuất hiện thông tin về việc một số công ty lớn tại Pháp, Bỉ và Tây Ban Nha nhận được thư từ phía Mỹ yêu cầu từ bỏ các sáng kiến về đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ