Ông Trump và Hạ viện quyết liệt "giằng co" tường biên giới

Hương Thảo (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Lầu Năm Góc đồng ý chuyển 1 tỷ USD từ các dự án xây dựng quân sự để xây dựng một phần tường, nhưng Chủ tịch Ủy ban Vũ trang Hạ viện lại "nói không".

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu với hình ảnh khu vực biên giới trong chuyến công du nhằm đánh giá định dạng bức tường, hồi tháng 3/2018.
Hạ viện Mỹ do Đảng Dân chủ kiểm soát hôm 26/3 đã không đạt đủ 2/3 số phiếu cần thiết để lật ngược quyền phủ quyết đầu tiêu trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump. Điều này đồng nghĩa với việc vẫn duy trì tình trạng khẩn cấp quốc gia mà ông chủ Nhà Trắng đã tuyên bố hồi tháng trước nhằm xây dựng một rào cản nơi biên giới Mỹ - Mexico.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho biết, các nhà lập pháp sẽ xem xét lại tuyên bố khẩn cấp sau 6 tháng nữa, đồng thời vẫn tiếp tục cố gắng ngăn chặn Tổng thống "đoạt" tiền của Quốc hội.
Thật vậy, vào thứ 3 tuần trước, Ủy ban Vũ trang Hạ viện đã tìm cách từ chối Lầu Năm Góc quyền lập trình lại các khoản tiền cho bức tường - hành động có khả năng thiết lập một trận chiến pháp lý khác. Lầu Năm Góc tuyên bố hồi đầu tuần nay rằng họ đã chuyển 1 tỷ USD từ các dự án xây dựng quân sự để xây dựng một phần của bức tường. Tuy nhiên Đại diện Dân chủ Adam Smith, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Vũ trang, tuyên bố hôm 23/3 rằng hội đồng này không chấp thuận đề xuất sử dụng quỹ của Bộ Quốc phòng.
Trong 2 năm qua, Quốc hội đã liên tục từ chối đáp ứng yêu cầu của ông Trump về việc tài trợ cho bức tường mà ông đã hứa trong chiến dịch bầu cử Tổng thống năm 2016, thậm chí đã dẫn đến sự đóng cửa một phần của chính phủ kéo dài 1 tháng. Chuỗi ngày đình trệ kỷ lục này chỉ kết thúc khi ông Trump đồng ý với 1,37 tỷ USD cho các rào cản biên giới - ít hơn nhiều so với mong muốn 5,7 tỷ USD trước đó của ông. Tuyên bố tình trạng khẩn cấp của Tổng thống Mỹ sau đó chủ yếu là nhằm tìm kiếm các khoản tài trợ khác cho bức tường.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần