Phạm Công Danh đề nghị thu hồi 3.600 tỷ đồng

Công Tiến – Thiên Bình
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Cuối tuần qua, phiên xét xử đại án gây thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) được tiếp tục với việc 45 luật sư đã bắt đầu thẩm vấn 36 bị cáo và hơn 150 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án.

Cũng tại phiên tòa này, bị cáo Phạm Công Danh đã đề nghị HĐXX thu hồi lại khoản tiền 3.600 tỷ đồng đã chuyển vào tài khoản của bà Hứa Thị Phấn để khắc phục hậu quả.

 Bắt đầu phiên tòa, luật sư Phan Trung Hoài - đại diện cho nhóm 4 luật sư bào chữa cho bị cáo Danh xét hỏi bị cáo Hoàng Đình Quyết liên quan tới khoản tiền 5.190 tỷ đồng. Theo bị cáo Quyết, cá nhân gửi tiền vào VNCB chỉ có sổ tiết kiệm chứ không có hợp đồng. Thực tế, các khoản tiền bà Trần Ngọc Bích gửi vào VNCB là để cho Danh vay bằng giao dịch dân sự và tự chịu trách nhiệm trả tiền lãi. Do đó, hợp đồng này không có giá trị pháp lý bởi nó bị sai và thiếu nhiều thông tin.
Các luật sư tham gia xét hỏi tại phiên tòa. Ảnh: Công Tiến
Các luật sư tham gia xét hỏi tại phiên tòa. Ảnh: Công Tiến
Khi đặt câu hỏi với bà Nguyễn Thị Thanh Thảo (người đại diện của bà Bích), luật sư nêu trong hợp đồng tiền gửi 3.190 tỷ đồng tại VNCB tại sao lại ghi “Ông Trần Ngọc Bích” chứ không phải “Bà”. Trước câu hỏi
Tại phiên tòa, bà Nguyễn Thị Hòa - Phó Chánh thanh tra Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước cho biết, ngày 5/3/2015, Ngân hàng Nhà nước đã mua lại cổ phần của VNCB với giá 0 đồng. Thời điểm đó, đại diện 21 ngân hàng cùng Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự của 6 tỉnh và những người có quyền, nghĩa vụ liên quan về 40 bất động sản của bị cáo Danh đều có mặt. Tại đây, các ngân hàng đều đề nghị hủy bỏ lệnh kê biên để được phát mãi tài sản. Sau khi phát mãi, trừ nợ gốc và lãi phát sinh nếu có số dư sẽ chuyển vào tài khoản của cơ quan thi hành án để khắc phục hậu quả.
này, bà Thảo cho rằng, tên và số CMND đúng là của bà Bích nên ngân hàng phải trả tiền. Bà Thảo lý giải, điều phía bà quan tâm là đúng tên và số CMND, còn giới tính như thế nào thì không làm mất đi trách nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng.

Tiếp đó, luật sư cũng đặt câu hỏi đối với bị cáo Phan Thành Mai về hợp đồng tiền gửi 5.190 tỷ đồng của nhóm bà Bích, bị cáo Mai cho biết, các hợp đồng tiền gửi này không thể hiện trong hệ thống sổ sách của VNCB. Theo bị cáo Mai, thực chất của những hợp đồng này là Danh mượn tiền của bà Bích và hợp đồng Quyết ký với bà Bích là không hợp pháp bởi chỉ để hợp thức hóa hồ sơ. Cũng theo lời khai của Mai, Danh phải trả lãi cho nhóm bà Bích khoảng 2.500 tỷ đồng.

Về vấn đề VNCB phải trả lãi cho nhóm bà Bích, nhân viên tài chính của Tập đoàn Thiên Thanh là bà Nguyễn Thị Thu Hương cho biết, VNCB không trả các khoản tiền lãi mà bà Bích gửi vào mà toàn bộ đều do Danh trả. Đồng thời, bà Hương cũng thừa nhận, phần chữ viết thêm “lãi ngoài” trên chứng từ mà trong phiên xét xử trước bà Bích nêu ra là do mình viết. Từ lời khai này của bà Hương cho thấy, trong những ngày xét xử trước, đại diện của ông Trần Quý Thanh và bà Bích đều khẳng định không gặp, không quen biết Danh là không đúng.

Trong một diễn biến khác, khi được hỏi tại phiên tòa, bị cáo Danh cho rằng, hợp đồng được ký giữa Danh với bà Phấn về việc chuyển nhượng cổ phần và các tài sản đi kèm là hợp đồng không hợp pháp bởi liên quan đến những tài sản mà bà này ký chuyển nhượng cho bị cáo. Bà Phấn không có quyền được chuyển nhượng tài sản đó. Do đó, bị cáo Danh đề nghị HĐXX thu hồi lại khoản tiền 3.600 tỷ đồng mà mình đã chuyển vào tài khoản của bà Phấn để khắc phục hậu quả vụ án.

Đồng quan điểm, luật sư bào chữa cho bị cáo Danh cũng phân tích thêm, nếu cộng số tiền được thể hiện trên hồ sơ là 3.600 tỷ đồng đã chuyển vào tài khoản của bà Phấn; 4.500 tỷ đồng đã chuyển vào tài khoản của Ngân hàng Nhà nước và 2.600 tỷ đồng đã định giá cho khối tài sản tại Đà Nẵng thì số tiền này đã đủ để khắc phục hậu quả của vụ án. Còn đối với số tiền 5.490 tỷ đồng của bà Bích thì hiện tại VNCB đang giữ 124 sổ tiết kiệm nên thiệt hại đã không xảy ra tại ngân hàng.

 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần