Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ban đại diện cha mẹ học sinhTrường THCS Yên Nghĩa

"Phản ánh chất lượng bữa ăn bán trú lèo tèo là chưa khách quan"

Kinhtedothi – Trước phản ánh của một số phụ huynh về việc suất ăn bán trú tại Trường THCS Yên Nghĩa (quận Hà Đông) quá lèo tèo so với mức 32.000 đồng/bữa kèm hình ảnh, Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường cho biết: “Phản ánh đó là chưa khách quan, chưa đúng sự thật”.

"Chúng tôi rất ngại với nhà trường"

Mới đây, thông tin “bữa ăn bán trú giá 32.000 đồng nhưng quá lèo tèo” tại Trường THCS Yên Nghĩa, quận Hà Đông thu hút sự quan tâm của dư luận; đặc biệt khi hình ảnh về suất ăn của học sinh được đăng tải. Từ hình ảnh này có thể thấy 1 suất ăn gồm: 1 miếng giò nhỏ, 1 ít khoai tây, vài miếng cá chiên giòn và lèo tèo vài ba sợi giá. Hôm khác, thực đơn vẫn chỉ là một ít khoai tây, vài miếng cá chiên giòn nhỏ và thay miếng giò bằng một miếng thịt nhỏ.

Theo phản ánh của phụ huynh trước đó, suất ăn bán trú giá 32.000 đồng của học sinh Trường THCS Yên Nghĩa rất lèo tèo
Theo phản ánh của phụ huynh trước đó, suất ăn bán trú giá 32.000 đồng của học sinh Trường THCS Yên Nghĩa rất lèo tèo (Ảnh: PHCC)

“Nhìn suất ăn với phần giá đỗ ít ỏi, tôi rất xót ruột. Tại sao nhà trường lại… tiết kiệm rau đến thế! Tôi chưa bao giờ thấy suất ăn nào mà phần giá đỗ ít như vậy, nhìn thực sự rất sơ sài, gây bức xúc”- một phụ huynh thốt lên.

Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế và Đô thị ngày 16/10, anh Phạm Văn Đức, phụ huynh học sinh lớp 7 kiêm Ủy viên Ban đại diện cha mẹ học sinh Trường THCS Yên Nghĩa cho hay: “Hình ảnh suất cơm được chia sẻ và đăng tải là chưa đầy đủ khi thiếu cơm và canh. Phần giá ở đây không phải là rau mà là canh giá. Thông thường, các phần thức ăn cố định được bày sẵn. Khi học sinh đến, nhân viên bếp ăn sẽ mang các hộp cơm và canh ra để học sinh lấy cơm vào khay theo nhu cầu, đói có thể lấy thêm. Hôm đó, thực đơn là canh giá nên phần nước canh được mang ra sau, đổ vào khu vực khay chứa giá. Trong khẩu phần ăn này, khoai tây giữ vai trò là rau củ, giá đỗ thuộc phần canh”.

Hiện suất ăn của học sinh đã đảm bảo khẩu phần (Ảnh chụp 16/10), Ảnh: Nam Du
Hiện suất ăn của học sinh đã được điều chỉnh, đảm bảo định lượng (Ảnh chụp 16/10), Ảnh: Nam Du

Đề cập đến thông tin phản ánh cho rằng, phụ huynh “không được trực tiếp tham gia quy trình giám sát, kiểm soát nguồn nguyên liệu thực phẩm đầu vào, thậm chí, không nắm được thông tin đơn vị cung cấp suất ăn”, anh Phạm Văn Đức khẳng định: “Thông tin đó hoàn toàn không khách quan và không đúng sự thật”.

“Chúng tôi rất ngại với nhà trường khi thông tin trên do chính cha mẹ học sinh nêu ra. Điều đó khiến bao nhiêu công sức của chúng tôi thời gian qua liên quan đến việc giám sát chất lượng bữa ăn đổ xuống sông, xuống bể. Phía trường trường luôn chào đón phụ huynh tham gia giám sát nguyên liệu thực phẩm, sẵn sàng trao đổi thông tin về đơn vị cung cấp suất ăn nếu phụ huynh có nhu cầu”.

“Tôi có hai con học tại trường nên luôn quan tâm đến suất ăn của các con xem có đảm bảo chất lượng không, có sạch sẽ không. Quy trình đưa nguyên vật liệu, thực phẩm vào bếp ăn sẽ bắt đầu lúc 5 giờ 30 sáng. Giám sát nguyên liệu, thực phẩm là một phần việc của Ban đại diện cha mẹ học sinh (BPH). Hôm nào BPH có kế hoạch đi kiểm tra sẽ báo lên nhóm zalo chung. Chi hội trưởng, chi hội phó Ban thông báo lại cho lớp để nếu ai có thời gian, có nhu cầu thì sắp xếp đi cùng đoàn. Phụ huynh tham gia giám sát không nhất thiết phải làm trong BPH mà có thể là bất cứ phụ huynh nào trong lớp”, ông Trần Văn An, Phó Trưởng Ban PH Trường THCS Yên Nghĩa cho biết.

Có sự thiếu hụt

Theo bà Hoàng Thị Thu Trinh, Hiệu trưởng Trường THCS Yên Nghĩa, trước đó, một số phụ huynh có con đang theo học tại trường đến trường kiểm tra đột xuất suất ăn bán trú của học sinh. Sau khi kiểm tra, nhóm phụ huynh đã lập biên bản ghi nhận với rất nhiều nội dung, trong đó có nội dung về định lượng suất ăn.

Trong bữa ăn bán trú của học sinh Trường THCS Yên Nghĩa, phần thức ăn cố định còn phần cơm canh sẽ được bày tại bán, học sinh ăn theo nhu cầu (Ảnh: Nam Du)
Bữa ăn bán trú của học sinh Trường THCS Yên Nghĩa có phần thức ăn cố định còn phần cơm canh sẽ được mang ra bàn, học sinh ăn theo nhu cầu (Ảnh: Nam Du)

Cụ thể, biên bản rõ: Tổng số suất ăn là 500, số lượng thực phẩm sống gồm: Cá rô phi 29 kg; giò nạc 12,5 kg; nạc mông 0,5 kg (dùng để nấu canh). Đáng lưu ý, số cá thiếu so với định lượng là 3,5 kg. Từ đây, phụ huynh đề xuất nhà trường cung cấp đủ định lượng thức ăn đã quy định đối với từng suất ăn.

“Xác nhận đề xuất của nhóm phụ huynh là có cơ sở, nhà trường đã lập tức liên hệ Cty Hoa Sữa- đơn vị cung cấp suất ăn thông tin về sự việc. Cty cho người về khảo sát, xác định nguyên nhân; đồng thời điều chỉnh, bổ sung khẩu phần đảm bảo định lượng. Bằng việc tiếp thu và xử lý kịp thời này, khẩu phần ăn của các con đã được cải thiện. Nhà trường cũng nhận khuyết điểm, trao đổi bếp ăn để cùng rút kinh nghiệm”- bà Trinh nói.

Ngày 12/10, nhóm phụ huynh tiếp tục đến kiểm tra đột xuất đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ. Lúc này, suất ăn đã được điều chỉnh đảm bảo về định lượng.

Hiệu trưởng Trường THCS Yên Nghĩa và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường trao đổi với phóng viên (Ảnh: Nam Du)
Hiệu trưởng Trường THCS Yên Nghĩa và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường trao đổi với phóng viên (Ảnh: Nam Du)

Liên quan việc phụ huynh yêu cầu đơn vị cung cấp suất ăn nêu thông tin chi tiết về chi phí của 1 suất ăn đã bóc tách từng phần (chi phí thuế, nhân công, điện nước, gia vị, định lượng thực phẩm...) và trừ đi chi phí khác ngoài thực phẩm để chia ra định lượng trong từng suất ăn; Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Đáp ứng nguyện vọng này, nhà trường đã sắp xếp riêng một buổi làm việc với sự tham gia của đại diện Cty cung cấp suất ăn, Ban giám hiệu nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh và cơ quan truyền thông để giải trình về sự việc và giải đáp mọi thắc mắc của phụ huynh. Nhà trường rất cầu thị, nếu điều gì chưa chuẩn sẽ điều chỉnh, rút kinh nghiệm, tuyệt đối không né tránh. Nhà trường mong phụ huynh yên tâm, tin tưởng, chia sẻ với nhà trường để trường thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao, trong đó có việc tập trung công tác chuyên môn”- bà Hoàng Thị Thu Trinh bày tỏ.

Thực đơn bữa ăn hàng tuần được niêm yết tại khu bếp (Ảnh: Nam Du)
Thực đơn bữa ăn hàng tuần được niêm yết tại khu bếp (Ảnh: Nam Du)

Được biết, mỗi ngày Trường THCS Yên Nghĩa tổ chức khoảng 400- 500 suất ăn bán trú, chia làm 2 ca (ca 1: 10 giờ 10, ca 2: 11 giờ 05). Đơn vị bếp ăn cung cấp cho nhà trường là Cty TNHH Thương mại chế biến suất ăn Hoa Sữa (đã hợp tác với trường 3 năm, có đầy đủ giấy tờ chứng minh hợp lệ). Năm học 2023- 2024, giá mỗi suất ăn bán trú của trường là 32.000 đồng, tăng 2.000 đồng/suất so với năm học trước.

Trăn trở về chất lượng bữa ăn bán trú của học sinh

Trăn trở về chất lượng bữa ăn bán trú của học sinh

Băn khoăn về chất lượng bữa ăn bán trú trong cơn bão giá

Băn khoăn về chất lượng bữa ăn bán trú trong cơn bão giá

Phụ huynh vẫn lúng túng trong giám sát bữa ăn bán trú

Phụ huynh vẫn lúng túng trong giám sát bữa ăn bán trú

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

25 Jun, 04:45 AM

Kinhtedothi - Vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) một lần nữa làm nóng tại nghị trường Quốc hội. Đề cập giải pháp quản lý hoạt động này, Bộ GD&ĐT tiếp tục nêu đề xuất đưa dạy thêm trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dư luận đồng thuận cho rằng phải quản lý tốt việc DTHT tránh tràn lan, gây hệ lụy lâu dài cho xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

24 Jun, 05:45 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi vào lớp 10 hàng năm áp lực, căng thẳng, được đánh giá là "khó hơn thi vào đại học". Vậy nên, dư luận, phụ huynh, học sinh đều bày tỏ sự đồng tình rất lớn với đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc xem xét bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề để sớm chấm dứt kỳ thi kinh hoàng vào lớp 10.

Để chính sách đi đường dài

Để chính sách đi đường dài

18 Jun, 06:04 AM

Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.

Nhân văn và công bằng

Nhân văn và công bằng

13 Jun, 04:37 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

28 May, 05:39 AM

Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ