Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phân cấp thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập Trung tâm hòa giải thương mại cho địa phương

Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2025/NĐ-CP ngày 29/5/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực bổ trợ tư pháp. Trong đó, Nghị định số 112/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 22/2017/NĐ-CP quy định về hòa giải thương mại.

Thay đổi thủ tục thành lập Trung tâm hòa giải thương mại

Cụ thể, Nghị định số 112/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 21 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về thủ tục thành lập Trung tâm hòa giải thương mại.

Theo quy định mới, công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này muốn thành lập Trung tâm hòa giải thương mại gửi hồ sơ đề nghị thành lập qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Trung tâm đặt trụ sở hoặc trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia (theo quy định cũ, hồ sơ đề nghị thành lập gửi về Bộ Tư pháp).

Hồ sơ đề nghị thành lập gồm 01 bộ:

a) Giấy đề nghị thành lập Trung tâm hòa giải thương mại theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành kèm danh sách sáng lập viên;

b) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy tờ chứng minh sáng lập viên đủ tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này;

c) Dự thảo Quy tắc hòa giải của Trung tâm: Nội dung của Quy tắc hòa giải của Trung tâm không được trái quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, cấp Giấy phép thành lập cho Trung tâm hòa giải thương mại. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Sở Tư pháp trình hồ sơ đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, cấp Giấy phép thành lập cho Trung tâm hòa giải thương mại. Người đề nghị thành lập Trung tâm hòa giải thương mại nhận kết quả tại Sở Tư pháp nơi mình nộp hồ sơ. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản. Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Cấp lại Giấy phép trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia

Nghị định số 112/2025/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung Điều 27 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP quy định về việc cấp lại Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại, Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại.

Theo Nghị định số 112/2025/NĐ-CP, trường hợp Giấy phép thành lập bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác thì Trung tâm hòa giải thương mại gửi đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Trung tâm đặt trụ sở hoặc trực tuyến trên cổng Dịch vụ công quốc gia để được cấp lại.

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp lại Giấy phép thành lập cho Trung tâm hòa giải thương mại.

Trường hợp Giấy đăng ký hoạt động bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác thì Trung tâm, chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại gửi đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Trung tâm, chi nhánh đăng ký hoạt động hoặc trực tuyến trên cổng Dịch vụ công quốc gia để được cấp lại.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm hòa giải thương mại, Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại.

Thay đổi thủ tục cấp phép văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam

Ngoài ra, Nghị định số 112/2025/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung Điều 36 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP quy định về cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam.

Cụ thể, tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài muốn thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hoà giải thương mại nước ngoài đặt trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Hồ sơ gồm 01 bộ:

a) Giấy đề nghị thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;

b) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh việc thành lập hợp pháp của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

c) Bản chính hoặc bản sao điện tử bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài;

d) Bản chính hoặc bản sao điện tử Quyết định cử hòa giải viên thương mại làm Trưởng chi nhánh, Trưởng văn phòng đại diện.

Các giấy tờ kèm theo Giấy đề nghị thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, cấp Giấy phép thành lập cho chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Sở Tư pháp trình hồ sơ đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, cấp Giấy phép thành lập cho chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài. Người đề nghị thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài nhận kết quả tại Sở Tư pháp nơi mình nộp hồ sơ. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản.

Vệt Nam và Mỹ đạt được tiến bộ tích cực đàm phán lần 2 về thương mại đối ứng

Vệt Nam và Mỹ đạt được tiến bộ tích cực đàm phán lần 2 về thương mại đối ứng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quận Tây Hồ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Quận Tây Hồ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

23 Jun, 06:43 PM

Kinhtedothi – Chiều 23/6, quận Tây Hồ đã tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và kỷ niệm 30 năm ngày thành lập quận (1995 – 2025). Buổi lễ có sự tham dự của Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến; Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong.

Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài gửi Thư khen Công an TP Hà Nội

Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài gửi Thư khen Công an TP Hà Nội

23 Jun, 06:35 PM

Kinhtedothi - Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài nhiệt liệt biểu dương và ghi nhận thành tích xuất sắc của tập thể cán bộ, chiến sĩ Công an TP: Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ...

Tỉnh Lâm Đồng sau sáp nhập hoạt động thử nghiệm 6 xã, phường

Tỉnh Lâm Đồng sau sáp nhập hoạt động thử nghiệm 6 xã, phường

23 Jun, 06:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 23/6, Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập đã đưa phường Xuân Hương và xã Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng hiện nay), phường Thú Thủy và xã Hàm Thuận (tỉnh Bình Thuận hiện nay), phường Nam Gia Nghĩa và xã Kiến Đức (tỉnh Đắk Nông hiện nay) vào hoạt động thử nghiệm, giải quyết các thủ tục hành chính phục vụ người dân, DN trước khi hoạt động chính thức từ ngày 1/7 tới.

Chuyển đổi số là công cụ đột phá để sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Chuyển đổi số là công cụ đột phá để sắp xếp, tinh gọn bộ máy

23 Jun, 03:24 PM

Kinhtedothi - Theo Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Phạm Gia Túc, việc thực hiện phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là kế hoạch hành động cấp bách mà còn là bước đi chiến lược trong việc xây dựng bộ máy tinh gọn, vận hành hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ