Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Pháp can thiệp vào Mali: Nguy cơ sa lầy

KTĐT - Dù nhận được sự ủng hộ của nhiều nước khi Pháp quyết định thực hiện chiến dịch không kích vào Mali, nhưng Paris cũng đang phải đối mặt với nguy cơ sa lầy tại quốc gia Tây Phi xa xôi này.
Bước sang ngày thứ 5 của chiến dịch tấn công lực lượng phiến quân Hồi giáo, không ít người vẫn còn bất ngờ trước quyết định can thiệp quân sự vào một nước từng là thuộc địa của mình. Lý giải cho động thái trên, đại diện thường trực Pháp tại Liên Hợp quốc (LHQ) Gerard Araud khẳng định, nước Pháp không bao giờ chấp nhận để khu vực miền Nam Mali, nơi có 13 triệu người đang sinh sống, rơi vào tay các phần tử khủng bố, cực đoan.

Từ tháng 4/2012, các nhóm nổi dậy Hồi giáo của người Tuareg đã lợi dụng tình hình hỗn loạn sau cuộc đảo chính quân sự để chiếm giữ miền Bắc Mali và một nhóm Hồi giáo vũ trang là Ansar Dine đã bắt đầu tiến nhanh về phía Nam từ tuầntrước và chiếm được thị trấn có tầm quan trọng chiến lược Konna.
 
 
 
Quân đội Pháp được tăng cường đến Mali.   Ảnh: Reuters

Theo Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius, nếu nước này không can thiệp theo yêu cầu hỗ trợ của Tổng thống tạm quyền Mali, lực lượng nổi dậy sẽ tiến về thủ đô Bamako và gây ra những hậu quả khủng khiếp là hoàn toàn có thể xảy ra. Đặc biệt, các quan chức Pháp khẳng định chiến dịch quân sự này không chỉ vì an ninh của Mali, mà còn vì sự ổn định của toàn khu vực Tây Phi.

Hiện có ít nhất 750 binh sỹ Pháp đã tham gia và các con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong những ngày tới sau khi Hội đồng Bảo an LHQ đã chính thức chấp nhận kế hoạch trên và các nước thành viên Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) hôm 15/1 đã thông qua kế hoạch can thiệp vào Mali nhằm hỗ trợ nước này bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ.

Theo ông Toure Cheaka, chỉ huy phái bộ ECOWAS, trong vòng một tuần, binh sĩ các nước sẽ được triển khai tại khu vực, đồng thời nhấn mạnh, nhiệm vụ đầu tiên của lực lượng này là chặn đứng đà tiến quân của các nhóm phiến quân.

Cũng theo quan chức ECOWAS này, được LHQ thông qua và được sự hậu thuẫn của các nước phương Tây về hậu cần, tài chính và huấn luyện, kế hoạch triển khai một lực lượng gồm hơn 3.000 quân tới Mali có thể kéo dài đến tháng 9 năm nay.

Các quốc gia khác như Mỹ, Canada, Anh, Đức và Nga đã khẳng định sẽ sẵn sàng hỗ trợ Pháp về mặt hậu cần và thông tin tình báo để nước này hoàn thành sứ mệnh tại Mali.

Dù nhận được sự ủng hộ của nhiều nước nhưng chiến dịch trên của Pháp vẫn gây ra không ít nghi ngại về một kế hoạch "tái chiếm thuộc địa cũ" để khẳng định sự hiện diện tại châu Phi và khai thác nguồn tài nguyên giàu có tại đây.

Vì thế, dù Ngoại trưởng Fabius đã tuyên bố, quân đội Pháp chỉ là "lực lượng hỗ trợ, nhưng không có ý định ở lại đây mãi mãi" nhưng động thái trên của Pháp đã gây ra sự phẫn nộ của các phần tử khủng bố cực đoan trên toàn thế giới.

Hiện, nhóm Taliban tại Afghanistan đã lên án việc Pháp can thiệp quân sự vào Mali là phá vỡ cam kết hòa bình và cảnh báo rằng, hành động này sẽ gây ra hậu quả "thảm khốc". Chỉ cần các nhóm Hồi giáo cực đoan trên toàn châu Phi liên kết lại, việc quân đội Pháp bị sa lầy tại chiến trường xa xôi và khốc liệt này là hoàn toàn có thể xảy ra.

 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam thành phố Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9

Các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam thành phố Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9

11 Jul, 03:21 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, tại Trụ sở UBND xã Thường Tín, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 9) đã có buổi tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam TP sau khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp. Cuộc tiếp xúc cử tri được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ điểm cầu chính tại xã Thường Tín kết nối với các điểm cầu tại các xã.

Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công

Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công

11 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi - Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội sau sáp nhập, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định thành lập 3 tổ công tác đặc biệt, tập trung chỉ đạo xuyên suốt theo từng lĩnh vực, từng địa bàn.

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

11 Jul, 08:29 AM

Kinhtedothi - Ngày 10/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết 18-NQ/TW làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai năm 2024.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ