Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Phạt đến 1 tỷ đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất khu vực đô thị

Đạt Lê
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì mức phạt tiền thấp nhất là từ 20 – 40 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 ha. Mức phạt cao nhất từ 400 triệu – 1 tỉ đồng với diện tích đất lấn, chiếm từ 1 ha trở lên...

Theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai vừa được Chính phủ ban hành, lấn, chiếm đất sẽ bị phạt đến 1 tỷ đồng.
Cụ thể, trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức phạt như sau: Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta; phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta; phạt tiền từ 5-15 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta; phạt tiền từ 15-30 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 đến dưới 1 héc ta; phạt tiền từ 30-70 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 1 héc ta trở lên.
 Ảnh minh họa.
Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau: Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta; phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta; phạt tiền từ 10-30 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta; phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 đến dưới 1 héc ta; phạt tiền từ 50-120 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 1 héc ta trở lên.
Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau: Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta; phạt tiền từ 5-7 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta; phạt tiền từ 7-15 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta; phạt tiền từ 15-40 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 đến dưới 1 héc ta; phạt tiền từ 40-60 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 1 héc ta; phạt tiền từ 60-150 triệu đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 1 héc ta trở lên.
Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại (*) dưới đây tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau: Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta; phạt tiền từ 20-40 triệu đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta; phạt tiền từ 40-100 triệu đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta; phạt tiền từ 100-200 triệu đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 đến dưới 1 héc ta; phạt tiền từ 200-500 triệu đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 1 héc ta trở lên.
Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (trừ trường hợp quy định tại * dưới đây) tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 2 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định nêu trên và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 1 tỷ đồng đối với tổ chức.
(*) Trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ , đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở;...
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 5/1/2020.