Phát huy nguồn lực từ đất đai
Chiều 18/1, tại phiên thứ 2 của Hội thảo khoa học phát triển hệ thống đường sắt đô thị của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, các chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế cùng nhau bàn và đưa ra các vấn đề và giải pháp nhằm huy động nguồn lực từ đất đai để phát triển đường sắt đô thị.
Hội thảo có sự tham dự của Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải chủ trì phiên thảo luận.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho rằng, việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là công việc hết sức cấp thiết, nếu không tập trung triển khai, sẽ khiến các thành phố thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội và làm cản trở mục tiêu phát triển rất cao.

“Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện đồng thời nhiều nhiệm vụ có tính pháp lý quan trọng liên quan đến phát triển hệ thống đường sắt. Đây là thời cơ rất đặc biệt để phát triển hệ thống đường sắt đô thị. Các vấn đề mà các chuyên gia khuyến nghị như cần có tầm nhìn mới về quy hoạch không gian cho xây dựng hệ thống đường sắt cần mở rộng hơn; những thể chế, chính sách đặc thù để phát triển hệ thống giao thông công cộng nói chung, đường sắt đô thị theo định hướng TOD nói riêng, vấn đề phân quyền… đều có thể được xem xét, kịp thời đưa vào các văn kiện quan trọng, làm cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện” - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết.
Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, một trong những yếu tố quan trọng nhất để triển khai xây dựng đường sắt đô thị, đó là nguồn lực tài chính. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, một nguồn lực quan trọng có thể huy động tài chính cho các dự án đường sắt đô thị chính là từ đất đai.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải thông tin, phiên thảo luận tập trung nêu ra những kinh nghiệm, các mô hình huy động hiệu quả nguồn lực từ đất đai để phát triển dự án đường sắt đô thị trên thế giới, lời khuyên cho các thành phố của Việt Nam. Những gợi ý, đề xuất cụ thể trong công tác quy hoạch của hai thành phố để thực hiện hiệu quả việc thu hút nguồn lực từ đất đai.
Bên cạnh đó, phiên thảo luận cũng đưa ra những gợi ý, đề xuất cụ thể về các cơ chế, chính sách đối với huy động nguồn lực từ đất đai để đề xuất đưa vào Luật Thủ đô (sửa đổi) và kiến nghị Trung ương ban hành chính sách đặc thù cho phát triển đường sắt đô thị nói chung của cả nước.

Khai mạc hội thảo "Phát triển hệ thống đường sắt đô thị"
Kinhtedothi - Sáng 17/1, Hội thảo khoa học về phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã khai mạc, với sự tham gia của gần 400 đại biểu, chuyên gia, diễn giả trong và ngoài nước.

Đường sắt đô thị, mở không gian phát triển Thủ đô
Kinhtedothi - Khai thác vận tải đường sắt đô thị là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của Thủ đô Hà Nội. Công tác quy hoạch, xây dựng đô thị gắn với hệ thống ĐSĐT theo mô hình TOD được kỳ vọng sẽ tạo ra không gian phát triển mới, giảm thiểu ùn tắc và bảo vệ môi trường...
Giải phóng mặt bằng là then chốt của dự án đường sắt đô thị
Kinhtedothi - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cho rằng, giải phóng mặt bằng (GPMB) là tiền đề quan trọng để thực hiện các dự án đường sắt đô thị (ĐSĐT); đồng thời cũng là công cụ thu hồi giá trị gia tăng từ đất.