Phạt nặng hành vi hành nghề mê tín dị đoan
Đặc biệt, nhiều kẻ hành nghề mê tín dị đoan đã và đang lộng hành, kiếm sống bằng cách lừa người khác. Một điều chắc chắn: Những kẻ kiếm sống bằng cách bói toán… biết rõ ràng mình lừa dối “thân chủ” để trục lợi nhưng vẫn lừa dối họ. Hiện tượng này có ở nhiều nơi, vẫn đang tiếp diễn.
Đáng lo ngại hơn, những kẻ hành nghề mê tín dị đoan hiện lợi dụng những mạng xã hội với sức lan tỏa khủng khiếp để trục lợi.
Mới đây, dư luận sửng sốt khi "cô đồng" T.H. - người nổi tiếng trên mạng xã hội nhiều ngày qua bằng cách xem bói qua hình thức bổ cau. Cô này vừa ngồi bổ cau, vừa nói về "lá số tử vi" của người khác với câu kết "đúng nhận, sai cãi". "Cô đồng T.H" này trú ở tỉnh Hải Dương, lợi dụng TikTok và Facebook để xem số mệnh, dự đoán về công việc, tình duyên, gia thế.
Cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc để làm rõ hành vi hành nghề mê tín dị đoan để có biện pháp răn đe, xử phạt.
Điều đáng nói, nhiều người, trong đó có các luật sư, nêu ý kiến cần tăng nặng các hình phạt đối với hành vi hành nghề mê tín, dị đoan. Có như vậy, những kẻ hành nghề bói toán, đoán tử vi, lên đồng… với mục đích trục lợi phải chùn tay.
Tuy nhiên, với góc độ là người dân bình thường, chúng tôi tự hỏi; Tại sao trong thời đại văn minh như hiện nay mà còn nhiều người mê tín như vậy? Nhiều người còn cho rằng, chỉ cần thờ cúng là bình an, giàu có… không cần phải nỗ lực nhiều.
Nhiều người cho biết, hiện có vẻ như không ít người đang hướng về việc giàu có là do cầu xin. Trong đó có việc, hàng năm nhiều người đi vay tiền ở đền thờ, rồi cuối năm lại đi trả tiền…
Đáng tiếc là việc hành nghề mê tín diễn ra dưới rất nhiều dạng khác nhau, trong đó có sự tham gia của nghệ sĩ nổi tiếng. Điều này khiến “vấn nạn” ngày càng trở nên rộng khắp hơn, khó điều chỉnh hơn.
Thiết nghĩ, ngoài việc các cơ quan chức năng can thiệp, phạt nặng những kẻ hành nghề mê tín, dị đoan, các gia đình cũng nên xem lại về quan điểm sống của mình.
Trong gia đình, dòng họ, người lớn tuổi cần làm gương, chỉ bảo cho con cháu về quan điểm sống đúng đắn ở thời đại văn minh, phân biệt rõ giữa tín ngưỡng, đức tin với mê tín dị đoan; phân biệt giữa nghi lễ văn hóa uống nước nhớ nguồn với sự cầu xin vật chất một cách vụ lợi.
Ngay trong nhà trường, thầy cô giáo cũng làm gương và hướng dẫn học sinh phân biệt được các hành vi thuộc về nghi lễ văn hóa hay mê tín, dị đoan.
Các nhà sư có uy tín cũng từng khuyên: Để có cuộc sống tốt đẹp, mọi người cần nỗ lực học hành, làm việc và hướng thiện, không thể có một thế lực gì giúp đỡ kẻ làm ác và lười biếng cả. Mong mọi người cùng hiểu như vậy.

Cơ quan chức năng vào cuộc vụ clip xem bói “đúng nhận, sai cãi”
Kinhtedothi-Những ngày qua, trên MXH lan truyền một đoạn clip, trong đó nhân vật chính vừa bổ cau, vừa bói toán về một vấn đề và chốt lại bằng câu "đúng nhận, sai cãi". Sự việc này khiến không ít người lo lắng, xem là mê tín dị đoan. Cơ quan chức năng đã vào cuộc xác minh, làm rõ.

Gỡ bỏ clip “đúng nhận, sai cãi” nếu có vi phạm
Kinhtedothi - Đơn vị chức năng của Bộ TT&TT đang xem xét các video có vi phạm đưa tin sai sự thật, truyền bá mê tín dị đoan, xúc phạm nhân phẩm người khác hay không. Nếu kết luận là phạm luật, Bộ TT&TT sẽ chỉ đạo các Sở TT&TT có liên quan tham gia xử lý.

Bộ Thông tin và Truyền thông vào cuộc xử lý vụ clip “đúng nhận, sai cãi”
Kinhtedothi - Bộ Thông tin và Truyền thông vào cuộc xử lý vụ clip “đúng nhận, sai cãi”; Việt Nam xuất siêu hơn 6,5 tỷ USD sang châu Mỹ trong tháng 1/2023; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: Một số tỉnh cho lập trạm đăng kiểm vô tội vạ; Hai cầu thủ thiệt mạng sau thảm kịch động đất...