Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí là trách nhiệm người đứng đầu

Kinhtedothi - Sáng 8/8, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về thông tin đối ngoại, công tác phát ngôn và cung cấp thông tin báo chí. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tới dự và trình bày quan điểm về phát ngôn...

Hơn 200 cán bộ, công chức người đứng đầu các ban Đảng, chính quyền và các đoàn thể các cấp tỉnh Kiên Giang tới dự hội nghị.

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã chia sẻ các kiến thức về công tác thông tin đối ngoại; chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác thông tin đối ngoại; thực tiễn triển khai công tác thông tin đối ngoại những năm gần đây; một số giải pháp đổi mới công tác thông tin đối ngoại; nhiệm vụ, hình thức và biện pháp công tác thông tin đối ngoại ở địa phương.

Bà Lê Thị Thu Hằng cũng đã truyền đạtvề công tác phát ngôn và cung cấp thông tin báo chí. Trong đó, khẳng định vai trò của người phát ngôn, những điều người phát ngôn cần lưu ý; kỹ năng cung cấp thông tin cho báo chí và xử lý thông tin trong tình huống khủng hoảng, bao gồm các kỹ năng tiếp xúc, trả lời phỏng vấn, cung cấp thông tin cho báo chí và kinh nghiệm xử lý thông tin trong tình huống khủng hoảng…

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung khẳng định: công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí là trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương, trực tiếp là người đứng đầu. Vì vậy, đòi hỏi người đứng đầu phải nắm chắc những văn bản quy phạm pháp luật về báo chí, kỹ năng phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

Công tác phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí đôi lúc chưa chủ động, kịp thời. Một số cơ quan, đơn vị ngại tiếp xúc với báo chí; chưa tổ chức xử lý kịp thời những vấn đề báo chí phản ánh. Công tác phối hợp, nhất là trong xử lý các vấn đề đột xuất, phức tạp, nhạy cảm có lúc còn bị động; chưa khai thác hiệu quả lợi thế của công nghệ thông tin, phương thức truyền thông mới trên internet, mạng xã hội… đặc biệt là còn hạn chế trong xây dựng lực lượng phản ứng nhanh trên không gian mạng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang nhận xét: thời gian qua, việc quảng bá tiềm năng, thế mạnh về vùng đất, con người Kiên Giang trên các phương tiện truyền thông tuy có bước phát triển nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu về thông tin đối ngoại trong tình hình mới.

“Việt Nam đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng với các nước trên thế giới; do đó, mỗi thông tin trên báo chí đều có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển của địa phương. Vì vậy việc cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí cũng nhằm tạo điều kiện để báo chí tác nghiệp đúng theo quy định pháp luật, hạn chế tình trạng báo chí thiếu thông tin, dẫn đến đưa tin một chiều, thiếu khách quan, thiếu toàn diện và không chính xác” ông Nguyễn Lưu Trung nhấn mạnh.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quảng Ngãi kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng

Quảng Ngãi kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng

06 May, 08:09 PM

Kinhtedothi- Các sở, ngành, địa phương ở Quảng Ngãi cần triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp; kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng để đảm bảo đạt tỷ lệ tăng trưởng năm 2025 từ 8,5% trở lên.

Vĩnh Phúc: thu nhận mẫu ADN của 38 thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính

Vĩnh Phúc: thu nhận mẫu ADN của 38 thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính

05 May, 04:03 PM

Kinhtedothi - Ngày 5/5, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị triển khai thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính trên địa bàn tỉnh. Các cơ quan chuyên môn đã tiến hành thu nhận mẫu ADN của 38 thân nhân của liệt sĩ thuộc trường hợp chưa xác định được danh tính trên địa bàn tỉnh.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ