Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phát triển chuỗi đô thị biển phải đi đôi với công nghiệp

Kinhtedothi - Theo KTS Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam, đề cập đến đô thị thì phải nói đến công nghiệp. Đặc biệt, đô thị biển cũng phải có công nghiệp.

Đô thị biển đi đôi với công nghiệp

Chia sẻ tại hội thảo Phát triển bền vững đô thị biển Việt Nam thời kỳ mới diễn ra ngày 3/8 tại Quảng Nam, KTS Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng nêu thực trạng: Dù là quốc gia có đường bờ biển dài từ Bắc xuống Nam với hàng nghìn đảo và hệ sinh thái đa dạng nhưng chúng ta chỉ có 10 đô thị biển. Chúng ta đã bám biển và hình thành được rất nhiều đô thị biển có kết quả tốt về tốc độ phát triển chung kinh tế - xã hội. Điển hình như đô thị biển Quảng Ninh, đô thị biển Hải Phòng.

“Các đô thị biển của Việt Nam chỉ mới phát triển tập trung ở dải ven biển như: TP Hạ Long, Hải Phòng, Sầm Sơn, Vinh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Hội An, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu... Các đô thị biển này đang được nhìn nhận có hình thái như đô thị đồng bằng, chưa thể hiện rõ tư duy đô thị biển là hạt nhân trung tâm thúc đẩy các ngành kinh tế biển phát triển”, ông Chính nói.

KTS Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam cho rằng, đô thị biển phải đi đôi với công nghiệp.

Theo KTS Trần Ngọc Chính, đã nói đến đô thị thì phải nói đến công nghiệp, không có công nghiệp thì không có đô thị. Đô thị biển cũng phải có công nghiệp, có việc làm thì mới có điều kiện để phát triển bền vững thị trường bất động sản. Tương lai, ông hy vọng có sự kết nối giữa các khu vực biển miền Trung để hình thành chuỗi đô thị biển gắn với phát triển kinh tế công nghiệp, gắn với các cảng biển.

“Sự kết nối giữa kinh tế biển và chuỗi đô thị biển sẽ thúc đẩy sự hình thành các cực kinh tế mũi nhọn của mỗi quốc gia trong xu hướng tiến biển để phát triển lãnh thổ và bảo đảm an ninh quốc phòng”, ông Chính nhấn mạnh.

Đề cập đến bất cập trong quy hoạch đô thị ven biển, ông Chính cho rằng, hiện nay, phần lớn các đô thị có biển, không gian dải ven biển luôn được ưu tiên quy hoạch cho mục đích phát triển các công trình dịch vụ du lịch. Dù mang lại hiệu quả kinh tế nhưng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển đô thị bền vững, bởi các công trình này đã chiếm gần như toàn bộ mặt tiền hướng ra biển, thiếu thân thiện với tự nhiên và môi trường. 

Hệ thống cây xanh chống gió cát và bảo vệ đô thị trước gió bão bị đốn hạ, không gian nghề biển của cộng đồng bị thu hẹp, thậm chí mất đi ở hầu hết các đô thị du lịch biển. 

Để giải bài toán này, ông Chính nêu ra một số giải pháp để quy hoạch đô thị ven biển phát triển bền vững. Cụ thể, để tăng cường công tác quản lý về quy hoạch, đầu tư xây dựng và đảm bảo khai thác hiệu quả, bền vững quỹ đất ven biển, ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, theo ông Chính cần thực hiện một số giải pháp sau: Các loại đất ven biển đều phải thực hiện theo quy hoạch và tất cả các chính sách của Nhà nước liên quan cũng phải được xem xét đưa vào quy hoạch. 

Sớm đưa khái niệm đô thị biển vào luật

Theo PGS. TS Nguyễn Chu Hồi, biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông - nơi được xem là “ngã ba đường” của thế giới, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng. Biển cùng với các hệ thống đảo trở thành phên dậu bảo vệ chủ quyền toàn vẹn đất nước từ phía biển. Cho nên lợi thế biển và lợi thế đất liền không bao giờ tách rời.

Một góc TP biển Đà Nẵng. Ảnh: CADN

Ông Đặng Việt Dũng - Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho hay, những lợi ích từ biển là không thể chối cãi khi là nguồn sinh kế của gần 1/2 dân số thế giới trên một diện tích chỉ chiếm 4% diện tích đất đai toàn cầu. 

“Rất nhiều khu vực ban đầu chỉ là những làng chài nhỏ ven biển, sau vài thập kỷ đã trở thành các đô thị hiện đại, cá biệt trở thành các siêu đô thị, có đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế”, ông Dũng nói.

Theo ông Dũng, để phát triển kinh tế biển một cách bền vững chúng ta cần sớm đưa khái niệm về đô thị biển vào trong quy định của pháp luật như là định nghĩa về đô thị đặc thù. Để từ đó hình thành mô hình phát triển đô thị biển bền vững trên cơ sở phân tích đánh giá các điều kiện tự nhiên, xã hội, quá trình phát triển của các đô thị ven biển hiện nay (kể cả mặt tốt và mặt chưa tốt) trong nước và quốc tế.

Xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn cho đô thị biển trong phân loại đô thị tạo thuận lợi cho việc xác định vị trí, vai trò chức năng của đô thị biển, nhất là các đô thị biển được xác định trở thành đô thị động lực.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với tỉnh Quảng Nam

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với tỉnh Quảng Nam

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cấm từng đoạn Vành đai 3 trên cao phục vụ sửa chữa

Cấm từng đoạn Vành đai 3 trên cao phục vụ sửa chữa

12 May, 09:25 PM

Kinhtedothi - Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông báo phương án phân luồng, tổ chức giao thông, trong đó cấm toàn bộ xe để phục vụ sửa chữa mặt đường và khe co giãn đường trên cao Vành đai 3 chiều từ siêu thị Big C đến cầu Mai Dịch.

Tăng trách nhiệm thực thi công vụ, xử lý nghiêm vi phạm trật tự xây dựng

Tăng trách nhiệm thực thi công vụ, xử lý nghiêm vi phạm trật tự xây dựng

12 May, 04:52 PM

Kinhtedothi - Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, chính quyền các địa phương trên địa bàn TP đã và đang tiến hành rà soát, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trât tự xây dựng. Việc này, nhằm đảm bảo không để phát sinh vi phạm trong thời gian chờ sắp xếp đơn vị hành chính.

Hà Nội cắt tỉa cây xanh trước mùa mưa bão

Hà Nội cắt tỉa cây xanh trước mùa mưa bão

12 May, 11:53 AM

Kinhtedothi - Trước thời điểm mùa mưa bão, để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông cũng như những nhà dân ven đường, công tác cắt tỉa cây xanh đang được Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội triển khai tích cực, khẩn trương.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ