Phát triển đô thị vệ tinh là xu hướng tất yếu

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, ông Phạm Thành Doanh – Phó Giám đốc...

Kinhtedothi - Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, ông Phạm Thành Doanh – Phó Giám đốc Marketing Công ty Thanh Yến Land cho biết, với sức ép dân số như hiện tại, việc phát triển các đô thị vệ tinh theo mục tiêu phát triển đô thị đa trung tâm, mang tính vùng không gian đô thị TP Hồ Chí Minh, vượt ra ngoài ranh giới hành chính là xu hướng tất yếu.

Phát triển đô thị vệ tinh là xu hướng tất yếu - Ảnh 1Trên thực tế các huyện Đức Hòa, Cần Giuộc, Bến Lức (tỉnh Long An), Dĩ An, Lái Thiêu, TP Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương), TP Biên Hòa, Long Thành (tỉnh Đồng Nai), huyện Tân Thành, TP Bà Rịa, TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)... đang phát triển thành các TP vệ tinh của TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, TP cần điều chỉnh chỉ tiêu quy mô dân số các quận, huyện ở mức độ hợp lý hơn, tạo điều kiện để quận, huyện thực hiện chương trình chỉnh trang, phát triển đô thị bền vững và phát triển nhà ở, đặc biệt là những quận có nhiều nhà ven, trên kênh rạch, nhiều khu dân cư lụp xụp. Ví dụ: Quận Bình Thạnh. Theo quy hoạch đến năm 2020, quy mô dân số của quận là 560.000 dân, nhưng hiện nay, quy mô dân số theo số liệu thống kê (có hộ khẩu thường trú và diện KT3) khoảng 480.000 người, số dân vãng lai và tạm trú khoảng 80.000 người, tổng dân số thực tế lên đến 560.000 người, tương đương với quy mô dân số dự kiến vào năm 2020. Nếu không điều chỉnh quy mô dân số đến năm 2020 của quận Bình Thạnh thì quận sẽ thiếu cơ sở pháp lý và thực tiễn để chỉnh trang, phát triển đô thị và giải quyết vấn đề nhà ở trên địa bàn một cách căn cơ và hiệu quả. Ngoài ra, TP cần cơ chế đặc thù, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cũng như khẳng định vai trò đầu tàu kinh tế, thể hiện đầy đủ quan điểm TP vì cả nước, cùng cả nước và ở chiều ngược lại, tạo điều kiện để TP bứt phá và phát triển bền vững.