Sự kiện do Bộ Công Thương, Bộ GTVT, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, Thời báo Kinh tế Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam đồng phối hợp tổ chức.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn. Ảnh: Khắc Kiên |
Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới đã đưa ra cam kết mở cửa hội nhập các phân ngành logistics. Số lượng DN logistics tăng mạnh, từ 700 doanh nghiệp (DN) năm 2005 tăng lên hơn 1.200 DN vào năm 2012 với tốc độ phát triển dịch vụ từ 16 - 20%/năm. Hiện nay, nước ta có khoảng 3.000 DN hoạt động trong ngành dịch vụ logistics, trong đó khoảng 1.300 DN hoạt động tích cực vào thị trường trong nước và nước ngoài; khoảng 30 DN cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam.
Theo đánh giá của WB, ngành dịch vụ logistics của Việt Nam xếp hạng thứ 64/160 quốc gia năm 2016, đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN (sau Singapore, Thái Lan và Malaysia). Chi phí logistics ở nước ta còn ở mức cao, tương đương 20% GDP, (trong khi các nước phát triển chỉ từ 9-14%) nhưng chỉ đóng góp khoảng 3% vào GDP. Tỷ lệ thuê ngoài khoảng 35 - 40%, nguyên nhân chủ yếu là chưa có sự phối hợp, hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ logistics với các nhà sản xuất và các nhà xuất nhập khẩu...
Tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đánh giá, sự phát triển logistics
Tại diễn đàn đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược và toàn diện giữa: Ngân hàng OCB và Bee Logistics; Vinalines và Công ty Thép Hòa Phát Dung Quất; Tập đoàn Novaon và Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt; Hiệp hội DN Dịch vụ Logistics và Đại học Quốc gia Hà Nội; Hợp tác của 16 trường đại học có chuyên ngành đào tạo Logistic nhằm thúc đẩy, tạo đột phá phát triển dịch vụ logistics trong thời gian tới. |
ở nước ta trong thời gian qua đã có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, mở rộng và phát triển thị trường quốc tế, nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước. Đồng thời, các cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính cũng được các bộ, ngành quan tâm cải thiện tạo môi trường thông thoáng thuận lợi cho DN hoạt động trong lĩnh vực logistics.
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều hạn chế trong ngành logistics từ nhiều năm nay vẫn chưa giải quyết được như: Công tác quy hoạch giữa các ngành liên quan vẫn còn chưa có sự kết nối chặt chẽ với nhau; cơ sở hạ tầng giao thông, thương mại, công nghệ thông tin còn yếu kém, chưa kết nối được với các nước trong khu vực; nguồn nhân lực cho hoạt động logistics còn chưa đáp ứng được yêu cầu. “Đặc biệt, năng lực cạnh tranh của các DN kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam còn chưa cao so với DN các nước trong khu vực và thế giới...” Bộ trưởng chỉ ra.
Nhằm thúc đẩy phát triển ngành logistics của Việt Nam trong thời gian tới, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị tập trung trao đổi, thảo luận 4 vấn đề quan trọng.
Một là, cần nhìn nhận, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại trong hoạt động logistics của Việt Nam ở tất cả ba cấp: Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, địa phương đến các hiệp hội, doanh nghiệp trong thời gian vừa qua cũng như những vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính cần tháo gỡ. Từ đó, có đề xuất, kiến nghị những biện pháp phối hợp giải quyết nhằm tạo thuận lợi hóa cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam với các nước nói chung và lưu thông hàng hóa trong nước nói riêng.
Hai là, kiến nghị các giải pháp để phát triển bền vững ngành logistics xanh của Việt Nam, trong đó logistics phải được coi là một ngành “dịch vụ cơ sở hạ tầng” đóng vai trò quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam. Đề xuất kiến nghị các Bộ, ngành, địa phương cần hợp tác với nhau, doanh nghiệp cần nâng cao sức cạnh tranh như thế nào để tránh tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới.
Ba là, nghiên cứu trao đổi đưa ra các biện pháp tăng cường hơn nữa việc phối hợp xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, các trung tâm logistics và hạ tầng công nghệ thông tin theo hướng bền vững trong mối liên kết các vùng kinh tế trọng điểm và các hành lang kinh tế của nước ta một cách đồng bộ, kết nối được với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Bốn là, kiến nghị, đề xuất các giải pháp nhằm đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phong cách làm việc chuyên nghiệp trong hoạt động logistics sẵn sàng thích ứng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Cần có lộ trình rõ để nâng chất lượng logistics
Chính phủ cũng như khối kinh tế tư nhân cần có lộ trình rõ ràng về cải cách nếu muốn nâng cao chất lượng dịch vụ logistics theo những đòi hỏi tăng lên của một nền kinh tế ngày càng hiện đại.
Đó là chia sẻ thẳng thắn của ông Ousmane Dione - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2017. Trong nhiều lĩnh vực sẽ cần có những nhóm giải pháp để bổ sung cho việc tăng cường đáng kể đầu tư vào hạ tầng cơ sở.
Theo đó, thứ nhất, tăng cường kết nối. Khi khả năng kết nối trở nên có hiệu quả thì sẽ tăng cường được mối liên kết giữa sản xuất và thị trường thế giới. Từ đó sẽ giảm được chi phí thương mại và tăng sự ổn định cho các doanh nghiệp trong nước về thực hiện đơn hàng. Mặc dù có những nỗ lực lớn trong đầu tư công vào hệ thống giao thông, hạ tầng có liên quan đến thương mại chưa bắt kịp được với mức độ với tăng trưởng xuất khẩu và sự gia tăng nhanh chóng về lưu lượng hàng hóa.
Ông Ousmane Dione - Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam đánh giá về việc phát triển Logistics của Việt Nam. |
Tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam đang bị hạn chế nghiêm trọng do sự yếu kém của hành lang kết nối giữa những trọng điểm tăng trưởng quan trọng với các cửa ngõ quốc tế lớn, chi phí vận tải cao, và chất lượng vận tải và logistics kém. Đầu tư vẫn chưa đồng bộ, tập trung chủ yếu vào đường bộ hơn là các loại hình vận tải đa phương thức khác. Việc chuyển dịch sang tài trợ bởi khu vực tư nhân và thiết lập ưu tiên rõ ràng cho đầu tư thiết yếu là chìa khóa để có kết nối tốt hơn.
Thứ hai, tăng cường tạo thuận lợi thương mại có thể là một yếu tố quyết định. Các xu hướng toàn cầu cho thấy lợi ích có được từ tăng cường tạo thuận lợi thương mại có thể lớn hơn nhiều lợi ích từ giảm thuế quan, đặc biệt khi mà mức thuế quan hiện đã khá thấp ở phần lớn các lĩnh vực. Tiến bộ gần đây trong cải cách hải quan là rất đáng khích lệ, nhưng việc cải cách và hiện đại hóa các cơ quan quản lý chuyên ngành vẫn chậm trễ hơn nhiều. Việc chỉ cải cách ngành hải quan sẽ không tạo ra hiệu quả đáng kể về tạo thuận lợi thương mại.
Trong khung luật định hiện hành về tạo thuận lợi thương mại, gồm các quy trình cấp phép, thủ tục hành chính áp dụng trước và tại cửa khẩu, còn có rất nhiều quy định quản lý phức tạp. Ngoài ra, các văn bản hướng dẫn không phải lúc nào cũng có sự thống nhất, nhiều khi có sự chồng chéo, thiếu rõ ràng, liên quan đến nhiều cơ quan quản lý nhà nước khác nhau. Vì vậy cần có sự đồng bộ, phối hợp tốt hơn, tập trung vào các giải pháp chính sách nhằm rà soát, hợp lý hóa biện pháp, quy trình, áp dụng tự động hóa, nhất là Cơ chế một cửa quốc gia, bãi bỏ các quy định về kiểm tra nhiều lần, thực hiện quản lý dự trên đánh giá rủi ro trong các cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cũng như tăng cường tính minh bạch.
Thứ ba, để thành công, một đòi hỏi quan trọng là phải có sự phối hợp, cộng tác liên ngành với doanh nghiệp. Để thực hiện thành công Chương trình hành động Đa ngành rõ ràng cần sự cam kết của tất cả các cơ quan và một cơ chế phối hợp liên ngành có sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ.