Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Phát triển nông nghiệp thông minh tại Hà Nội: Khai thác lợi thế từ nhân lực chất lượng cao

Trọng Tùng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hà Nội là nơi hội tụ đầy đủ điều kiện kinh tế - xã hội để phát triển nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao. Tuy nhiên, bước tiến thời gian qua trong lĩnh vực này của TP được đánh giá là chưa tương xứng tiềm năng, vị thế.

Thiếu doanh nghiệp đầu tàu dẫn dắt
Chia sẻ tại hội thảo “Định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp thông minh” tổ chức ngày 3/11, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, thời gian qua, ngành nông nghiệp Thủ đô đã tập trung tháo gỡ nhiều điểm nghẽn, nút thắt nhằm thúc đẩy phát triển và cơ cấu lại ngành. Một trong những giải pháp đang được TP tích cực triển khai là hoàn thiện và tổ chức thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào nông nghiệp thông minh.
Mô hình canh tác rau thuỷ canh trong nhà màng, nhà lưới tại huyện Sóc Sơn. Ảnh: Trọng Tùng.
Đến nay, toàn TP đã xây dựng được 164 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. G trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao hiện chiếm khoảng 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của Hà Nội. Trong đó, công nghệ, thiết bị lựa chọn ứng dụng chủ yếu là thông minh trong khâu quản lý, điều khiển môi trường nuôi trồng.
Đơn cử như trong trồng trọt, bước đầu trên địa bàn TP đã có những cơ sở xây dựng nhà màng, nhà lưới với hệ thống tự động hóa trong điều khiển tưới, bón phân, điều chỉnh độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng; hệ thống giám sát có thể phân tích đất đai, dự báo năng suất, phát hiện sâu bệnh, dịch hại. Ứng dụng công nghệ kết nối vạn vật IoT, canh tác không sử dụng đấtnhân nuôi tế bào thực vật quy mô công nghiệp, sử dụng máy bay điều  khiển từ xa trong bón phân và phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng cũng đang được áp dụng rộng rãi… 
Mặc dù vậy, theo đánh giá của một số đại biểu tham gia hội thảo ngày 3/11, số lượng mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh trên địa bàn Hà Nội phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế. Một phần nguyên nhân đến từ năng lực sản xuất của hộ nông dân còn nhiều hạn chế. Người sản xuất nông sản hàng hóa chủ yếu còn theo cách làm truyền thống, việc tiếp thu ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao gặp nhiều khó khăn về vốn và kỹ năng công nghệ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được coi là đầu tầu dẫn dắt nông dân sản xuất nhỏ, nhưng trên địa bàn Hà Nội hiện còn quá ít…
Chú trọng khai thác lợi thế nguồn nhân lực
Theo đánh giá của một số chuyên gia, nhà khoa học, Hà Nội là nơi hội tụ đầy đủ điều kiện kinh tế - xã hội để phát triển nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ caoỞ đó, lợi thế được cho là lớn nhất là trên địa bàn TP có nhiều viện nghiên cứu đầu ngành, các chuyên gia kinh tế và nông nghiệp hàng đầu. Cùng với đó là những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn để đầu tư phát triển.
Nguồn nhân lực chất lượng cao là lợi thế lớn mà Hà Nội cần tập trung khai thác nhằm thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp thông minh.
Trên cơ sở lợi thế sẵn có về nguồn trí thức, TS Lê Thành Ý (Hội Khoa học phát triển nông nghiệp Việt Nam) cho rằng, nông nghiệp Thủ đô cần mở rộng hoạt động nghiên cứu nhằm tạo ra các loại vật tư và máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, sau thu hoạch và chế biến bảo quảnCùng với đó, Hà Nội phải coi trọng việc nhập khẩu công nghệ và thiết bị trong nước chưa làm được trên cơ sở nghiên cứu thử nghiệm, thích nghi và làm chủ được công nghệ nhập từ bên ngoài. 
Nhấn mạnh nông nghiệp thông minh là lĩnh vực mới phát triểnkhông chỉ ở Hà Nội mà còn trên phạm vi cả nướcTS Đào Thế Anh - Phó Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam cho rằng Chính phủ cần tiếp tục ban hành những chính sách phù hợp với thực tiễn sản xuất, có tính khả thi cao; từ đó nhằm huy động các nguồn lực để thực hiện cuộc cách mạng nông nghiệp thông minh.
“Công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhâlực chất lượng cao để chủ động trong quá trình tiếp cận nông nghiệp thông minh là vấn đề mà Hà Nội cũng như các địa phương cần quan tâm, đẩy mạnh. Công tác khuyến nông cũng nên tập trung vào đào tạo kỹ năng thay đổi mô hình kinh doanh số cho các hợp tác xã, doanh nghiệp; xây dựng các mô hình chuyển đổi số thử nghiệm ở cấp cơ sở dựa trên kiến trúc nền tảng thống nhất chung…” - TS Đào Thế Anh khuyến nghị. 
Một số chuyên gia, nhà khoa học cũng đề xuất Hà Nội cần triển khai xây dựng, thu thập cơ sở dữ liệu trực tuyến nông nghiệp, tích hợp đồng bộ. Tiếp tục có cơ chế, chính sách đặc thù nhằm khuyến khích doanh nghiệp công nghệ số đầu tư phục vụ nông nghiệp. Ngoài ra, công nghệ tự động hoá trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với hộ nông dân nhỏ, gắn với nền tảng truy xuất nguồn gốc cũng là lĩnh vực cần được TP ưu tiên để có thể ứng dụng ngay trong thời gian ngắn.

“Hà Nội và các địa phương cần thúc đẩy nghiên cứu và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp thông minh. Đồng thờimở rộng hợp tác quốc tế để tiếp thu các công nghệ nông nghiệp thông minhphương thức quản trị số phù hợp của thế giới nhằm tiết kiệm thời gian, tăng năng suất lao động, mang lại hiệu quả cao

TS Đào Thế Anh - Phó Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam