Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phát triển sản phẩm OCOP tại Sóc Sơn: Hỗ trợ sát sườn cho các chủ thể

Kinhtedothi - Sau hơn 4 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Sóc Sơn đã có 97 sản phẩm được UBND TP Hà Nội đánh giá, phân hạng từ 3 sao trở lên.

Kết quả này có được bên cạnh sự vào cuộc tích cực của các chủ thể, còn nhờ những hỗ trợ sát sườn của chính quyền địa phương.

Đồng hành cùng chủ thể

Khu vực đất đồi gò thuộc xã Bắc Sơn được xem là một trong những vùng trồng chè lớn nhất trên địa bàn Hà Nội. Hơn 100ha chè do hơn 30 thành viên Hợp tác xã Nông lâm Bắc Sơn quản lý, sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, VietGAP. Giám đốc Hợp tác xã Nông lâm Bắc Sơn Đào Thị Quý cho biết, được sự hỗ trợ của các sở ngành, Phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn, chất lượng sản phẩm chè của hợp tác xã không ngừng được nâng cao; nhờ đó sản phẩm đã được cấp nhãn hiệu tập thể “Chè an toàn Bắc Sơn”.

Sản phẩm tranh gạo của huyện Sóc Sơn được UBND TP Hà Nội cấp giấy chứng nhận OCOP 4 sao. Ảnh: Lâm Nguyễn

Thời gian qua, với sự hỗ trợ của Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội và UBND huyện Sóc Sơn, sản phẩm “Trà Bắc Sơn” đã được UBND TP Hà Nội đánh giá, phân hạng 4 sao. Đây cũng là một trong những sản phẩm OCOP 4 sao đầu tiên của huyện Sóc Sơn.

Tương tự, hộ kinh doanh tranh gạo Nguyễn Thị Vân tại xã Đông Xuân cũng nhận được sự hỗ trợ tích cực từ huyện Sóc Sơn trong phát triển sản phẩm OCOP. “Tham gia Chương trình OCOP, chúng tôi được hỗ trợ chi phí tư vấn, hoàn thiện hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền đánh giá, phân hạng” - chị Nguyễn Thị Vân, chủ sản phẩm tranh gạo 4 sao OCOP chia sẻ.

Bên cạnh được hỗ trợ trong quá trình hoàn thiện sản phẩm, hồ sơ minh chứng, Hợp tác xã Nông lâm Bắc Sơn hay hộ kinh doanh tranh gạo Nguyễn Thị Vân còn được tham gia các chương trình tập huấn nâng cao hiểu biết về Chương trình OCOP. Đặc biệt là được tham gia các hội chợ, tuần hàng xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm…

Gia tăng lợi ích kinh tế

Theo Giám đốc Hợp tác xã Trái Tim Hồng (xã Hồng Kỳ) Đinh Thị Quỳnh Nga, đơn vị có 8 sản phẩm từ hạt gỗ mỹ nghệ được UBND TP Hà Nội đánh giá, cấp giấy chứng nhận 3 - 4 sao OCOP. Nhờ có thương hiệu OCOP, sản phẩm của hợp tác xã cũng được nhiều người tiêu dùng biết đến. Việc tiêu thu thuận lợi giúp gia tăng lợi ích kinh tế.

Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn Hoàng Thị Hà cho biết, các sản phẩm được UBND TP Hà Nội công nhận OCOP là những sản phẩm có chất lượng, giá trị kinh tế. Qua việc vị thế, uy tín trên thị trường được nâng cao, doanh số bán hàng của các chủ thể cũng tăng trung bình 10 - 20%. Các chủ thể OCOP trên địa bàn huyện còn đang giúp tạo công ăn việc làm cho 265 lao động, với mức thu nhập ổn định trung bình từ 5 - 7 triệu đồng/tháng.

Theo bà Hoàng Thị Hà, từ năm 2020 đến nay, huyện đã phối hợp cùng Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội tổ chức đào tạo, tập huấn cho trên 500 lượt cán bộ các xã, thị trấn, các chủ thể, DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh có tiềm năng tham gia phát triển sản phẩm OCOP.
Bên cạnh đó, huyện hỗ trợ chi phí tư vấn hồ sơ minh chứng, hỗ trợ thiết kế bao bì tem nhãn sản phẩm, hỗ trợ các chương trình marketing sản phẩm. Các chủ thể có sản phẩm OCOP cũng được huyện kết nối tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm trên các nền tảng thương mại điện tử…

Để thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Đỗ Minh Tuấn cho biết, trong thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên tuyền, huy động sự vào cuộc tích cực của các chủ thể. Duy trì hỗ trợ chủ thể trong phát triển, hoàn thiện sản phẩm, tham gia dự thi Chương trình OCOP năm 2023.

Cùng với đó, huyện sẽ tiếp tục phối hợp với Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội và các sở, ngành của TP để đưa sản phẩm OCOP của địa phương tham gia các hội chợ, tuần hàng xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa. Từ đó tạo động lực để các chủ thể tham gia Chương trình OCOP.

 

Huyện đề nghị UBND TP Hà Nội tiếp tục có những chương trình kết nối các chủ thể với DN, hệ thống phân phối nhằm phát triển sâu rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm OCOP trên thị trường, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, tạo động lực để chủ thể tham gia Chương trình OCOP những năm tiếp theo.
Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Đỗ Minh Tuấn

Hà Nội tìm hướng đi phát triển sản phẩm OCOP

Hà Nội tìm hướng đi phát triển sản phẩm OCOP

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

01 Jul, 11:06 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tiếp tục thực hiện các chương trình, phong trào thi đua, kiên trì, kiên định để thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" và "giảm nghèo toàn diện, bao trùm và bền vững".

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

01 Jul, 03:18 PM

Kinhtedothi – Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Hà Nội lựa chọn phát triển nông nghiệp đa giá trị, song vẫn mang những đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ