Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa: thu hút nguồn lực đầu tư tư nhân

Kinhtedothi – Một trong những nguyên tắc thành lập, tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa được Hà Nội xác định là kết hợp nguồn lực Nhà nước và tư nhân để đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và sản phẩm văn hóa; kết hợp hài hòa lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

Hài hòa lợi ích

Khoản 7, Điều 21 Luật Thủ đô 2024 đã quy định rõ, TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. HĐND TP quy định chi tiết thẩm quyền thành lập; trình tự, thủ tục thành lập; việc tổ chức, hoạt động, biện pháp quản lý đối với trung tâm công nghiệp văn hóa và các chính sách ưu đãi đối với trung tâm công nghiệp văn hóa sử dụng nguồn lực của TP.

Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật đặc sắc được tổ chức trên khu phố cổ Hà Nội.

Triển khai quy định này, Sở VH&TT Hà Nội là đơn vị thường trực được giao đã xây dựng dự thảo Nghị quyết của HĐND TP quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Theo đó, nguyên tắc thành lập, tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa là bảo đảm hài hòa giữa bảo vệ và phát triển, phát huy tiềm năng, thế mạnh, giá trị văn hóa truyền thống mang bản sắc của Thủ đô.

Đáng chú ý, dự thảo Nghị quyết nêu rõ, kết hợp nguồn lực Nhà nước và tư nhân để đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và sản phẩm văn hóa; kết hợp hài hòa lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Đầu tư cho phát triển công nghiệp văn hóa là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển bền vững. Hiệu quả đầu tư được tính toán hài hòa, dài hạn trên tổng thể lợi ích của Nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và lợi ích của toàn xã hội.

Theo Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long, quận Hoàn Kiếm là nơi tập trung nhiều di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể gắn liền với Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, nổi bật là quần thể kiến trúc di tích lịch sử quốc gia khu phố cổ Hà Nội và di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm. Với các đặc điểm trên, quận Hoàn Kiếm là địa phương có nhiều lợi thế để hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa, khu phát triển thương mại và văn hóa.

Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng như các quy hoạch được phê duyệt, quận Hoàn Kiếm đã chủ động xây dựng đự thảo Đề án trung tâm công nghiệp văn hóa ở bãi sông, bãi nổi sông Hồng với trục không gian cảnh quan sông Hồng là các không gian ngoài đê bao gồm mặt nước, không gian bãi nổi giữa, không gian bãi ven sông, những khu vực dân cư hiện hữu.

Theo ông Phạm Tuấn Long, cần xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với các nhà đầu tư trung tâm công nghiệp văn hóa, các hộ kinh doanh, Nhân dân trong khu phát triển thương mại và văn hóa. Đồng thời xác định rõ vai trò, trách nhiệm, cơ chế hỗ trợ, cách thức hỗ trợ, thẩm quyền quản lý cụ thể của Nhà nước, nhà đầu tư, doanh nghiệp, các hộ kinh doanh, Nhân dân khi tham gia vào hoạt động của các trung tâm công nghiệp văn hóa, khu phát triển thương mại và văn hóa.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình trải nghiệm độc đáo “Một đêm hóa sĩ tử”.

“Đối với việc thành lập các trung tâm công nghiệp văn hóa cần xác định mô hình đầu tư và cách thức đầu tư, đặc biệt đối với các dự án đầu tư có sử dụng đất; cách thức tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư; tính toán về giá, thời hạn, ưu đãi giá thuê, ngành nghề ưu tiên” – ông Phạm Tuấn Long đề xuất.

Đề xuất cơ chế mạnh mẽ hơn để thu hút nguồn lực

Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu nhìn nhận, Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) là văn bản rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của công nghiệp văn hóa của Hà Nội.

Nghị quyết sẽ tạo hành lang pháp lý và cơ chế hoạt động rõ ràng, giúp cho các trung tâm công nghiệp văn hóa có cơ sở pháp lý để triển khai các hoạt động, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước, là căn cứ để quản lý, phân bổ ngân sách, nhân sự, đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như vận hành bộ máy một cách minh bạch, hiệu quả.

Đồng thời, thúc đẩy sáng tạo, đổi mới trong lĩnh vực văn hóa, tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức, nghệ sĩ, doanh nghiệp văn hóa phát triển sản phẩm văn hóa sáng tạo, ứng dụng công nghệ mới, thúc đẩy thị trường hàng hóa và dịch vụ văn hóa. Thông qua đó, góp phần phát triển kinh tế dựa trên giá trị văn hóa, khai thác hiệu quả các tài sản văn hóa thông qua các ngành như: du lịch văn hóa, thiết kế sáng tạo, điện ảnh, mỹ thuật, thủ công mỹ nghệ, biểu diễn nghệ thuật...

Theo dự thảo Nghị quyết của HĐND TP, trung tâm công nghiệp văn hóa được thành lập theo các mô hình tổ chức gồm: doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp; đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về thành lập đơn vị sự nghiệp công lập; hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hợp tác xã.

Giới trẻ hào hứng check-in Văn Miếu - Quốc Tử Giám về đêm.

Ông Lê Xuân Kiêu cho rằng, ba mô hình tổ chức của trung tâm công nghiệp văn hóa này là hợp lý, phù hợp với thực tiễn các địa điểm TP dự kiến phát triển các trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng, các khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa và công trình tài sản công là các cơ sở sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, trụ sở các cơ quan, đơn vị đã thực hiện việc di dời…

Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám đề xuất mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa vận hành dựa trên sự hợp tác giữa một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Nhà nước với các tổ chức, cá nhân. Qua đó kết hợp nguồn lực của Nhà nước là tài sản công, đầu tư về cơ sở hạ tầng, điều kiện hoạt động cho các nhóm sáng tạo và chuyên môn, tri thức, kinh nghiệm của các nghệ sĩ, người hoạt động sáng tạo, truyền thông, tài chính theo ba giai đoạn: sáng tạo các ý tưởng – phát triển các sản phẩm công nghiệp văn hóa – thương mại hóa các sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Trong đó, về cơ chế vận hành về tài chính, nguồn vốn đầu tư ban đầu là kinh phí của các đơn vị sự nghiệp cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; hợp tác công tư (PPP), kêu gọi doanh nghiệp đầu tư một số hạng mục; hỗ trợ từ các quỹ văn hóa. Nguồn thu vận hành từ bán vé trải nghiệm, triển lãm; cho thuê không gian tổ chức sự kiện, studio sáng tạo; kinh doanh dịch vụ như cà phê, lưu niệm, tour...

Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTT&DL) Trần Hoàng đánh giá, việc Hà Nội xây dựng hai dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô 2024) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô 2024) là rất cần thiết.

Tuy nhiên, theo ông Trần Hoàng, Hà Nội có đặc thù là có riêng Luật Thủ đô, do đó trong dự thảo Nghị quyết cần đề xuất cơ chế mạnh mẽ hơn để huy động các nguồn lực phát triển công nghiệp văn hóa, đặc biệt là nguồn lực tư nhân. Cùng với đó, nghiên cứu thêm về cơ chế hợp tác đối với nhà đầu tư nước ngoài và ưu đãi hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho trung tâm công nghiệp văn hóa.

Trích dẫn
Trích dẫn 1

Việc thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tại khu vực bãi sông, bãi nổi sông Hồng không chỉ là một dự án văn hóa - du lịch mà còn là một bước đi chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội bền vững của Thủ đô Hà Nội, sẽ trở thành biểu tượng văn hóa mới, góp phần quảng bá hình ảnh Hà Nội ra thế giới.

Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long

Huy động các nguồn lực phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Huy động các nguồn lực phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Xem trực tiếp cầu truyền hình đặc biệt "Vang mãi khúc khải hoàn"

Xem trực tiếp cầu truyền hình đặc biệt "Vang mãi khúc khải hoàn"

27 Apr, 08:47 PM

Kinhtedothi -  Chương trình cầu truyền hình Vang mãi khúc khải hoàn là hành trình trở về với quá khứ hào hùng, nơi những chiến công rực rỡ và khát vọng hòa bình hòa quyện trong từng giai điệu và hình ảnh. Chương trình do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nhằm lan tỏa ý nghĩa lớn lao của Đại thắng Mùa Xuân 1975, khơi dậy niềm tin, lý tưởng cách mạng, tiếp thêm nội lực cho hành trình hội nhập, hiện đại hóa hôm nay.

Xây dựng 2 Đề án và Chiến lược chuyển đổi số báo chí

Xây dựng 2 Đề án và Chiến lược chuyển đổi số báo chí

27 Apr, 05:26 PM

Kinhtedothi – Trong quý II/2025, Bộ VHTT&DL hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi các bộ, ngành, địa phương, cơ quan chủ quản báo chí triển khai tổ chức thực hiện Quy hoạch báo chí; sắp xếp các cơ quan báo chí. Bộ VHTT&DL tiếp tục xây dựng 2 Đề án và Chiến lược chuyển đổi số báo chí trong năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ