Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính:

Phát triển văn hóa đặt ngang tầm chính trị, kinh tế, xã hội

Vân Hà
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi- Trả lời chất vấn ĐB Quốc hội chiều 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: Phân cấp phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực và nâng cao năng lực thực thi của cấp dưới, hai vấn đề này phải song song với nhau.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn chiều 5/11. Ảnh: Quochoi.vn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn chiều 5/11. Ảnh: Quochoi.vn
Sau phần trả lời chất vấn của các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, trưởng ngành về 4 lĩnh vực (xây dựng, thông tin và truyền thông, nội vụ, thanh tra), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giải trình làm rõ thêm một số vấn đề và trực tiếp trả lời các chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Phân cấp phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực

Tại phiên chất vấn, ĐB Quốc hội Nguyễn Thị Kim Anh (đoàn tỉnh Bắc Ninh) đã đề nghị Thủ tướng chỉ rõ nguyên nhân chậm quy định chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành và giải pháp căn cơ để chỉ đạo các Bộ, ngành sớm ổn định, tổ chức, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được phân công?

Trả lời câu hỏi của ĐB Quốc hội Nguyễn Thị Kim Anh, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu thêm: Chính phủ đang tổ chức thực hiện và phấn đấu sẽ hoàn thành các chỉ tiêu với tinh thần bám sát Nghị quyết 18 và 19 của Trung ương là tinh giản bộ máy, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức.

Kết quả dự kiến giảm được 17 Tổng cục (giảm được khâu trung gian rất quan trọng), giảm 18 Cục và hơn 100 Vụ. Tuy thời gian chậm nhưng lấy chất lượng, hiệu quả bù lại. Việc còn cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức vẫn phải tiếp tục.

Về giải pháp căn cơ để đảm bảo các nhiệm vụ này, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, khi bộ máy có rồi thì vận hành bộ máy là con người. Vấn đề con người, cán bộ là quyết định sự vận hành bộ máy.

ĐB Quốc hội Nguyễn Thị Kim Anh (đoàn tỉnh Bắc Ninh) chất vấn chiều 5/11. Ảnh: Quochoi.vn
ĐB Quốc hội Nguyễn Thị Kim Anh (đoàn tỉnh Bắc Ninh) chất vấn chiều 5/11. Ảnh: Quochoi.vn

ĐB Quốc hội Nguyễn Thu Dung (đoàn tỉnh Thái Bình) đề nghị làm rõ kết quả thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp trong phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Đồng thời, ĐB cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho biết kết quả thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước. Khó khăn, vướng mắc và biện pháp tháo gỡ như thế nào?

Trả lời câu hỏi ĐB Dung về văn hóa, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong năm 2022 chúng ta đã tổ chức Hội nghị về văn hoá, cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Đảng, văn hoá đặt ngang tầm chính trị, kinh tế, xã hội. Các bộ, ban, ngành đang triển khai kết luận Hội nghị này và theo đúng tinh thần này.

Kết quả phát triển văn hoá, xây dựng con người mới cho thấy, nhận thức của chúng ta được nâng lên. Khi nhận thức được nâng lên thì hành động đi theo và hi vọng có kết quả tốt hơn trong thời gian tới. Trong văn hoá, nhiều lĩnh vực phải đầu tư về con người, thể chế, nguồn lực cơ sở vật chất, tổ chức thực hiện cho hiệu quả; làm sao phát huy tối đa bản sắc văn hoá của Việt Nam, phát huy tối đa năng, lực trí tuệ, đạo đức văn hoá của người Việt Nam phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

ĐB Quốc hội Nguyễn Thu Dung (đoàn tỉnh Thái Bình) chất vấn đề kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hoá, xây dựng con người Việt Nam trong tình hình mới. Ảnh: Quochoi.vn
ĐB Quốc hội Nguyễn Thu Dung (đoàn tỉnh Thái Bình) chất vấn đề kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hoá, xây dựng con người Việt Nam trong tình hình mới. Ảnh: Quochoi.vn

Về vấn đề phân cấp phân quyền mà ĐB đề cập, Thủ tướng cho rằng, đây là vấn đề lớn mà Đảng, Nhà nước quan tâm. Phân cấp phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực và nâng cao năng lực thực thi của cấp dưới, hai vấn đề này phải song song với nhau. Hiện nay Chính phủ cũng muốn phân cấp, phân quyền nhưng đang vướng nên phải rà lại một số văn bản quy phạm pháp luật, trên cơ sở thực tiễn phân cấp, phân quyền và phân bổ nguồn lực cho hợp lý. Đây cũng là điểm nghẽn chúng ta cần tháo gỡ.

Kiên trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo cân đối lớn

Chất vấn Thủ tướng Chính phủ, ĐB Quốc hội Trịnh Xuân An (đoàn tỉnh Đồng Nai) đặt vấn đề, đại dịch Covid-19 có thể xem là phép thử vô cùng ngặt nghèo đối với công tác lãnh đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cũng là đối với cả hệ thống chính trị thời gian tới.

Theo ĐB, trước những diễn biến khó lường của tình hình thế giới và khu vực cũng như diễn biến phức tạp của các loại dịch bệnh, nguy cơ xuất hiện các tình huống như đại dịch Covid-19 luôn hiện hữu và đặc biệt là sức ép từ lạm phát. ĐB đề nghị Thủ tướng cho biết kinh nghiệm rút ra và các bài học cụ thể gì để dự liệu, dự phòng cho các tình huống có thể xảy ra trong tương lai, bảo đảm xử lý hiệu quả và không bị động bất ngờ?

ĐB Quốc hội Trịnh Xuân An (đoàn tỉnh Đồng Nai) chất vấn Thủ tướng Chính phủ
ĐB Quốc hội Trịnh Xuân An (đoàn tỉnh Đồng Nai) chất vấn Thủ tướng Chính phủ

Trả lời câu hỏi này, Thủ tướng Phạm Minh chính cho biết, trong hơn 2 năm qua Việt Nam đã chống dịch chưa có tiền lệ, không dự báo được và phải mất rất nhiều công sức để kiểm soát được như hiện nay. Chúng ta chưa dành thời gian tổng kết được kết quả cũng như bài học kinh nghiệm cụ thể, nhưng bước đầu tổng kết được một số điểm: Việt Nam chống dịch có 3 trụ cột chính là xét nghiệm, cách ly và điều trị. Chúng ta đưa ra được công thức chống dịch là 5K + Vaccine, thuốc + Điều trị + Công nghệ + Ý thức thức người dân và ++ để cơ sở có không gian sáng tạo.
Trên thực tế chúng ta làm đúng tinh thần này. Có 2 giai đoạn, giai đoạn thứ nhất chúng ta chưa tiếp cận được vắc-xin và chưa hiểu về virus này nên dùng biện pháp hành chính để chống dịch. Sau thấy chúng ta thấy biện pháp hành chính rất khó thành công nên đã thúc đẩy vaccine, xây dựng chiến lực vaccine. Khi chống dịch 2 thành tố quan trọng là vaccine + ý thức người dân đã giúp chúng ta đẩy lùi được dịch bệnh.
Tiếp đó, quan điểm chống dịch đặt sức khoẻ người dân lên trên hết, trước hết và chống dịch từ xa, ngay từ cơ sở. Với thành quả có sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự ủng hộ của Nhân dân, doanh nghiệp, sự giúp đỡ, chia sẻ của bạn bè quốc tế chúng ta đã thành công. Trong đó thấy rõ những yếu tố chủ quan, khách quan.

Theo Thủ tướng Chính phủ, từ những thành công này, sắp tới chúng ta tiếp tục tổng kết để rút ra những bài học kinh nghiệm. Trong đó, có bài học về hoàn thiện thể chế, vừa qua, khi chống dịch thể chế còn thiếu do tình hình đặc biệt. Tiếp đó là giải pháp tăng cường cho y tế cơ sở, y tế dự phòng. "Khi bình thường không thấy được vai trò của y tế cơ sở, trong tình hình phức tạp đã nhận thức được tầm quan trọng của y tế cơ sở; tiếp đó là bài học về con người, nguồn lực; cơ sở vật chất; hợp tác quốc tế"- Thủ tướng nhấn mạnh.
Đề cập đến vấn đề tăng trưởng kinh tế, ĐB Quốc hội Hoàng Văn Liên (đoàn tỉnh Long An) nêu: Theo Báo cáo về kinh tế xã hội của Chính phủ gửi Quốc hội tại Kỳ họp này thì tăng trưởng kinh tế trong 9 tháng đầu năm 2022 là 8,3%, ước tính cả năm đạt khoảng 8%. Để đạt được kết quả này, nhất là trong bối cảnh sau đại dịch Covid-19 là nỗ lực chung rất lớn của Chính phủ và cả hệ thống chính trị, toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp. ĐB đề nghị Thủ tướng cho biết bài học gì giúp cho phục hồi kinh tế nhanh chóng sau đại dịch Covid 19? Và làm thế nào để tiếp tục duy trì phát triển kinh tế cho năm 2023 và các năm tiếp theo?

ĐB Quốc hội Hoàng Văn Liên (đoàn tỉnh Long An) chất vấn. Ảnh: Quochoi.vn
ĐB Quốc hội Hoàng Văn Liên (đoàn tỉnh Long An) chất vấn. Ảnh: Quochoi.vn

Trả lời câu hỏi của ĐB Hoàng Văn Liên, Thủ tướng Chính phủ cho biết, chúng ta có 3 nền tảng phát triển kinh tế vĩ mô là tăng trưởng, chống lạm phát, kiên trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, vừa qua chúng ta kiên trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo cân đối lớn. Bằng các giải pháp khác nhau chúng ta đã thực hiện mục tiêu này. Thứ hai nguồn vốn có hạn nên chúng ta tập trung 3 động lực tăng trưởng là tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu. Đó là quan điểm và giải pháp lớn để chúng ta có thành quả như hiện nay.