Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Liên Khương

Kinhtedothi - Cục Hàng không Việt Nam vừa có tờ trình gửi Bộ GTVT về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Liên Khương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

 

Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Liên Khương thời kỳ 2021-2030.

Một trong những điểm nổi bật nhất tại tờ trình này là việc cơ quan Quản lý Nhà nước chuyên ngành hàng không kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung quy hoạch Cảng hàng không Liên Khương để đồng bộ với Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Bộ GTVT trình Thủ tướng Chính phủ, đồng bộ với quy hoạch chung của tỉnh Lâm Đồng.

Cụ thể, vị trí, chức năng của Cảng hàng không Liên Khương trong mạng cảng hàng không dân dụng toàn quốc là cảng hàng không quốc tế; tính chất sử dụng là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.

Trong giai đoạn đến năm 2030, Cảng hàng không Liên Khương có cấp sân bay 4E (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế - ICAO) và sân bay quân sự cấp I; công suất 5 triệu hành khách/năm và 20.000 tấn hàng hóa/năm; tổng số vị trí đỗ tàu bay là tối thiểu 21 vị trí.

Loại tàu bay khai thác của Cảng hàng không Liên Khương trong giai đoạn đến năm 2030 là A320, A321, B747, B787, A350 và tương đương.

Tầm nhìn đến năm 2050, Cảng hàng không Liên Khương có cấp sân bay 4E và sân bay quân sự cấp I; công suất tối thiểu 7 triệu hành khách/năm và 30.000 tấn hàng hóa/năm. Loại tàu bay khai thác là A320, A321, B747, B787, A350 và tương đương.

Về hệ thống đường cất hạ cánh, trong giai đoạn đến năm 2030, Cảng hàng không Liên Khương sẽ cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh hiện hữu kích thước 3.250m x 45m, lề vật liệu mỗi bên rộng tối thiểu 7,5m. Tầm nhìn đến năm 2050 sẽ kéo dài đường cất hạ cánh hiện hữu về phía Tây thêm 350m, kích thước đường cất hạ cánh lên thành 3600m x 45m, lề vật liệu mỗi bên rộng tối thiểu 7,5m.

Trong giai đoạn đến năm 2030, Cảng hàng không Liên Khương sẽ xây dựng nhà ga hành khách T2 công suất 3 triệu hành khách/năm ở phía Đông nhà ga hành khách T1 hiện hữu. Khai thác đồng thời cả nhà ga T1 và T2 với tổng công suất 5 triệu hành khách/năm. Có dự trữ quỹ đất để mở rộng khi có nhu cầu. Xây dựng nhà ga hàng không chung khi có nhu cầu ở phía Tây nhà ga T1 hiện hữu, gần khu vực đài chỉ huy.

Đến năm 2050, Cảng hàng không Liên Khương sẽ mở rộng nhà ga hành khách T2 lên công suất 5 triệu hành khách/năm. Khai thác đồng thời cả nhà ga T1 và T2 với tổng công suất 7 triệu hành khách/năm. Có dự trữ quỹ đất để mở rộng nhà ga T2 lên công suất 10 triệu hành khách/năm; nghiên cứu mở rộng hoặc xây dựng lại nhà ga T1 trên khu đất hiện hữu đạt công suất 5 triệu hành khách/năm khi có nhu cầu. Tổng công suất 2 nhà ga có thể đạt 15 triệu hành khách/năm.

Cũng trong giai đoạn đến năm 2030, Cảng hàng không Liên Khương sẽ ây dựng nhà ga hàng hóa trên khu đất khoảng 23.300m2, đáp ứng công suất tối thiểu 20.000 tấn hàng hóa/năm. Có dự trữ đất để phát triển.

Tổng nhu cầu sử dụng đất của Cảng hàng không Liên Khương thời kỳ 2021- 2030 là 340,84ha và sẽ tăng lên 486,84 ha giai đoạn đến năm 2050.

Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị Bộ GTVT xem xét, làm việc với Bộ Quốc phòng để thống nhất nhu cầu sử dụng đất quốc phòng.

Bên cạnh đó,  Bộ GTVT sớm làm việc với UBND tỉnh Lâm Đồng về quy mô quy hoạch, phương án quy hoạch và đề nghị địa phương quy hoạch đồng bộ hệ thống giao thông kết nối đi/đến Cảng hàng không Liên Khương trong quy hoạch của tỉnh theo phương án đề xuất của tư vấn.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thiếu nguồn lực xã hội, còn tiếp tục trì hoãn

Thiếu nguồn lực xã hội, còn tiếp tục trì hoãn

07 Jul, 04:50 AM

Kinhtedothi - Vấn đề kiểm định khí thải đối với xe máy đã được đưa ra bàn thảo, chuẩn bị thực hiện từ nhiều năm qua, nhưng đến nay vẫn chưa thể thống nhất được thời gian và cách thức triển khai. Nguyên nhân chính là lượng xe máy trên toàn quốc quá lớn, nếu chỉ trông chờ vào hệ thống đăng kiểm hiện có, sẽ tiếp tục phải trì hoãn quá trình này thêm vài năm nữa.

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

05 Jul, 09:50 PM

Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Hoàng Chung cho rằng, tổ chức giao thông (TCGT) là yếu tố vô cùng quan trọng. TCGT là kịch bản để vận hành hệ thống giao thông, càng khoa học sẽ càng phát huy tác dụng giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT), tối ưu hóa năng lực cho hạ tầng.

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

04 Jul, 03:28 PM

Kinhtedothi - Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về đường bộ... về việc cập nhật, điều chỉnh thông tin biển chỉ dẫn đường bộ phù hợp với đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp, sáp nhập.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ