Theo đó, từ nay đến 2015, Hà Nội duy trì 10 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Công ty TNHH MTV) 100% vốn nhà nước, gồm: Đầu tư phát triển thủy lợi Hà Nội; Đầu tư phát triển thuỷ lợi Sông Đáy; Đầu tư phát triển thuỷ lợi Sông Nhuệ; Đầu tư phát triển thuỷ lợi Sông Tích; Thủy lợi Mê Linh; Xổ số Kiến thiết Thủ Đô; Nhà xuất bản Hà Nội; Quản lý và phát triển nhà Hà Nội; Kinh doanh dịch vụ nhà Hà Nội; Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội.
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet
Thực hiện cổ phần hóa
Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ (giai đoạn 2012 - 2015) đối với Công ty TNHH NNMTV thực phẩm Hà Nội và 14 Công ty TNHH MTV: Quản lý bến xe Hà Nội; Thực phẩm Hà Nội; Thương mại dịch vụ Tràng Thi; Xuất nhập khẩu đầu tư Hà Nội; Du lịch dịch vụ Hà Nội; Thăng Long GTC; Nước sạch số 2; Công trình giao thông Hà Nội; Địa chính Hà Nội; Giống gia súc Hà Nội; Haprosimex; Đầu tư, thương mại và dịch vụ quốc tế; Xuân Hòa, Khảo sát và đo đạc Hà Nội, Điện ảnh Hà Nội.
3 công ty mẹ - công ty TNHH MTV gồm: Đầu tư Việt Hà; Điện tử Hà Nội; Thống Nhất và 7 bộ phận doanh nghiệp thuộc các tổng công ty, công ty: Xí nghiệp xe bus Hà Nội, Xí nghiệp xe điện Hà Nội, Nhà máy Viha, Xí nghiệp Giống cây trồng, Xí nghiệp Giống vật nuôi, Kinh doanh nước sạch Hoàn Kiếm, Nhà máy phụ tùng Đống Đa.
Giai đoạn 2012 – 2015, thực hiện cổ phần hóa, Nhà nước giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống hoặc không giữ cổ phần đối với 18 doanh nghiệp, trong đó có các công ty TNHH MTV: Dịch vụ, xuất nhập khẩu nông sản Hà Nội; Thương mại thời trang Hà Nội; Thương mại và đầu tư Hà Nội; Đầu tư phát triển Thể thao; 18/4; 19/12; Bao bì 27/7; Dệt 19/5; Cơ điện công trình; Điện cơ Thống Nhất; Xuất nhập khẩu và thương mại Haneco; Giày Thượng Đình; Giày Thuỵ Khuê, Hồ Tây, Mai Động; Sách và thương mại Hà Nội; Sách, thiết bị và xây dựng trường học và Công ty TNHH nhà nước MTV xuất nhập khẩu, đầu tư xây dựng và phát triển Hà Nội.
Đồng thời, cổ phần hóa, Nhà nước giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống hoặc không giữ cổ phần đối với 15 bộ phận doanh nghiệp thuộc các tổng công ty, công ty như các xí nghiệp, công ty: Kinh doanh tổng hợp Hà Nội; Xe khách Nam Hà Nội; Hạ tầng vận tải công cộng; Bắc Hà; Kinh doanh gia súc gia cầm và chế biến thực phẩm; Xây dựng và kinh doanh nhà; Sản xuất thương mại Sơn Đồng...
Giai đoạn 2016 – 2020, Hà Nội sẽ tiến hành cổ phần hóa, Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ đối với 16 doanh nghiệp gồm các công ty: TNHH MTV Nghe nhìn Hà Nội; TNHH MTV Môi trường đô thị; Vườn thú Hà Nội; Công viên cây xanh; Công viên Thống Nhất; Thoát nước Hà Nội; Chiếu sáng và thiết bị đô thị; Nước sạch Hà Nội; Nước sạch Hà Đông; Điện ảnh Hà Nội… Các công ty mẹ - tổng công ty: Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị; Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội; Du lịch Hà Nội; Thương mại Hà Nội; Vận tải Hà Nội; Đầu tư và phát triển nông nghiệp.
Bán, phá sản, chuyển đơn vị sự nghiệp, sáp nhập
Trong giai đoạn 2012 – 2015, tiến hành bán 2 doanh nghiệp gồm: Cửa hàng Lương thực 60 Ngô Thì Nhậm; Công ty Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Hà Tây. Thực hiện phá sản 3 công ty: Sản xuất Công nghiệp xây lắp; Kỹ thuật điện thông; Ăn uống Dịch vụ du lịch Sóc Sơn. Chuyển Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển nông lâm nghiệp Sóc Sơn thành đơn vị sự nghiệp.
Một số doanh nghiệp được sáp nhập gồm: Sáp nhập 3 công ty Xuất nhập khẩu Hà Lâm; Trại lâm nghiệp Tiên Phong, Ba Vì; Trạm lâm nghiệp Thường Tín vào Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội. Sáp nhập 5 Xí nghiệp Môi trường đô thị Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì, Sóc Sơn, Đông Anh vào Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội. Sáp nhập Công ty TNHH MTV Đầu tư và Dịch vụ tuổi trẻ Hà Nội (thuộc Tổng Công ty Du lịch Hà Nội) vào Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội.
Theo công văn này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND TP Hà Nội thực hiện việc sắp xếp các doanh nghiệp trên theo đúng quy định hiện hành; thực hiện thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hóa không thuộc diện Nhà nước cần giữ cổ phần chi phối; chuyển phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp không thuộc diện địa phương cần giữ quyền quản lý về Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước theo quy định.