Không thể ra rạp
Mỗi năm, Hãng phim hoạt hình Việt Nam cho "ra lò" khoảng 10 bộ phim, nhưng hầu hết chỉ chiếu 1 - 2 lần, rồi đem cất vào kho chờ… cơ hội. Dù hãng sản xuất đã cố gắng để ký hợp đồng bán phim cho các "nhà đài", thậm chí đã từng in sao thành các sản phẩm đĩa phim để bán, nhưng việc phát hành vẫn… dậm chân tại chỗ. Hiện nay, các rạp chiếu cũng không "khai vị" bằng phim hoạt hình trước khi chiếu phim truyện như đã từng làm một dạo, nên nhìn quanh chỉ thấy 2 dịp lớn được coi là cơ hội cho phim hoạt hình ra rạp: Tết Thiếu nhi 1/6 và Trung thu.
Đời sống của phim hoạt hình nội là thế, nhưng các hệ thống rạp chiếu trong nước lại kiếm được lợi nhuận "khổng lồ" từ việc chiếu phim hoạt hình nước ngoài. Vé của bộ phim "Kỷ băng hà" tại hệ thống các rạp Megastar, Trung tâm chiếu phim Quốc gia… vé luôn hết trước thời gian công chiếu. Trước đó, "Vua sư tử", "Gã chằn tinh tốt bụng"… có thể nói đã tạo nên "cơn sốt" vé tại nhiều phòng chiếu, khiến các nhà phát hành thắng lớn.
Ông Brian Hall, Tổng Giám đốc Công ty Megastar khẳng khái cho biết: "Công ty sẵn sàng phát hành các bộ phim hoạt hình Việt
Lỗi từ đâu?
Không phải phim hoạt hình không có khả năng mang lại doanh thu cao. Trên thế giới, ngoài doanh thu từ bán vé, bản quyền truyền hình, còn có những sản phẩm "ăn theo" như đồ lưu niệm, quần áo có hình ảnh của nhân vật. Nếu biết khai thác, khoản lợi thu được từ phim hoạt hình không phải là nhỏ. Nhưng điều cốt yếu là sản phẩm phim hoạt hình làm ra có "đủ sức anh tài" để ra rpj, để bán cho "nhà đài", để cho các dịch vụ khác "ăn theo"… hay không?
Tuy nhiên, phim hoạt hình của ta còn quá nghèo nàn về nội dung, "chậm bước" về kỹ xảo. Thực tế cho thấy, trong khi phim hoạt hình công nghệ 3D đã phổ biến trên thế giới, các nhà làm phim Việt mới rục rịch làm quen với công nghệ này. Trong rất nhiều phim hoạt hình Việt
Không những thế, phim hoạt hình Việt
Không phải Việt
Vậy là người làm phim hoạt hình Việt thạo nghề cũng có, mà những "nhân tố" trẻ dành cho tương lai của phim hoạt hình Việt cũng có. Chỉ có điều thiếu "đất" để cho họ "dụng võ". Nghĩa là phim hoạt hình cần có những chương trình đầu tư có trọng điểm, trong đó có cả việc thu hút nhân tài.