Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phổ biến an toàn vệ sinh lao động đến gần 300 đại biểu hợp tác xã

Kinhtedothi - Sáng 26/5, Liên minh Hợp tác xã TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác an toàn vệ sinh lao động.

Tại hội nghị, gần 300 đại biểu đến từ khoảng 150 hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ (thuộc Câu lạc bộ Nhựa Hà Nội) đã được báo cáo viên Ngô Kế Nghiệp (Cục An toàn vệ sinh lao động, Bộ LĐ,TB&XH), phổ biến những văn bản, quy định pháp luật về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Các đại biểu cũng được tuyên truyền những điểm mới về chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.

Báo cáo viên Ngô Kế Nghiệp chia sẻ tại hội nghị. Ảnh: Lâm Nguyễn.

Ông Ngô Kế Nghiệp cũng đã thông tin đến các đại biểu một số quy định pháp luật về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phòng cháy chữa cháy tại các hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một số giải pháp nhằm cải thiện điều kiện lao động và kiểm soát các nguy cơ, rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.

Ông Trần Văn Cảnh - Trưởng Ban Kiểm soát (Hợp tác xã Nông nghiệp Liên Hà, huyện Đan Phượng) cho biết, thông qua hội nghị, bản thân anh đã có thêm những hiểu biết pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động; từ đó có những biện pháp nhằm thực hiện đúng và đầy đủ các quy định pháp luật, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho các thành viên hợp tác xã.

Đại biểu các hợp tác xã tham dự hội nghị.

Theo Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã TP Hà Nội Nguyễn Trung Thành, thông qua hội nghị, Liên minh mong muốn nâng cao ý thức của đại diện Ban Quản trị, ban kiểm soát các hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc thực hiện các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động. Các biện pháp nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động trong đơn vị, doanh nghiệp.

Cũng theo ông Nguyễn Trung Thành, việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động sẽ có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, tăng năng suất lao động trong các hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, thời gian tới, hệ thống liên minh sẽ tiếp tục quan tâm, phối hợp triển khai các nội dung tuyên truyền, giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động đến các thành viên.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ