Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn: bảo đảm điều kiện học tập, phát triển của học sinh khuyết tật
Kinhtedothi - Theo Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn, các học sinh khuyết tật là đối tượng yếu thế cần được quan tâm, hỗ trợ, do đó, phải bảo đảm các điều kiện học tập, phát triển cho các cháu...
Ngày 10/4, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đã đến thăm, làm việc với Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội về công tác Hội, phong trào Chữ thập đỏ Thủ đô.


Đoàn đã đến thăm cán bộ, giáo viên, học sinh Trường PTCS dân lập dạy trẻ câm điếc Hà Nội (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân) - ngôi trường được thành lập từ năm 1990, dạy trẻ khuyết tật thuộc các dạng khiếm thính, trẻ điếc không còn khả năng phát âm, tự kỷ, mắc tật chậm phát triển trí tuệ, trẻ khuyết tật...
Tại buổi làm việc, báo cáo kết quả công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ quý I năm 2025, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội Lê Tự Lực cho biết, trong Quý I/2025, các cấp Hội toàn TP đã bám sát sự chỉ đạo của Thành ủy, UBND TP, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và các nhiệm vụ trọng tâm những tháng đầu năm 2025, đặc biệt là triển khai thực hiện phong trào “Tết Nhân ái” Xuân Ất Tỵ 2025.
Các cấp Hội Chữ thập đỏ TP đã chủ động, tích cực vận động nguồn lực thực hiện Phong trào “Tết Nhân ái”, đã trao tặng 136.774 suất quà, đạt 256% so với chỉ tiêu Trung ương giao, với tổng trị giá hơn 107,5 tỷ đồng. Toàn TP đã tổ chức được 72 chương trình “Tết Nhân ái” theo mô hình “Hội Chợ - Tặng quà – Vui Tết” ở các quy mô khác nhau.

Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội Lê Tự Lực báo cáo kết quả công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ quý I năm 2025
Công tác cứu trợ và phòng ngừa ứng phó thảm họa, thiên tai quý I năm 2025 toàn TP đã hỗ trợ 149.697 trường hợp, trị giá trên 115,2 tỷ đồng.
Ngoài ra, các cơ quan, đơn, quận, huyện, thị xã đã tổ chức hiệu quả kế hoạch hiến máu tình nguyện dịp Tết và Lễ hội Xuân hồng. Kết quả, toàn TP đã tiếp nhận được 72.910 đơn vị máu trị giá trên 11,6 tỷ đồng, đạt 23% kế hoạch…
Hiện nay, Hội Chữ thập đỏ TP có 4 đơn vị trực thuộc, trong đó có 3 trung tâm và Trường PTCS dân lập dạy trẻ câm điếc Hà Nội.
Đối với Trường PTCS dân lập dạy trẻ câm điếc Hà Nội, Hội Chữ thập đỏ đề xuất TP giao Sở GD&ĐT phối hợp với Hội thẩm định đề án thành lập Trường PTCS dân lập dạy trẻ câm điếc Hà Nội. Cấp kinh phí nâng cấp, cải tạo sửa chữa nhà trường trong thời gian tái cơ cấu…; Sở Tài chính tổ chức thanh kiểm tra quá trình thu, chi tài chính của nhà trường từ năm 2020 đến nay...


Lãnh đạo Sở GD&ĐT và Sở Y tế cho rằng, hiện nay TP Hà Nội có Trường PTCS Xã Đàn (quận Đống Đa) có thể tiếp nhận học sinh Trường PTCS dân lập dạy trẻ câm điếc Hà Nội của Hội nếu các cháu đủ điều kiện theo quy định.
Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, lãnh đạo Sở GD&ĐT và Sở Y tế cho rằng, hiện nay TP Hà Nội có Trường PTCS Xã Đàn (quận Đống Đa) có thể tiếp nhận học sinh Trường PTCS dân lập dạy trẻ câm điếc Hà Nội của Hội nếu các cháu đủ điều kiện theo quy định.
Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn ghi nhận các kết quả của Hội Chữ thập đỏ trong thời gian qua; đặc biệt trong việc triển khai thực hiện phong trào “Tết Nhân ái”, hiến máu nhân đạo, hỗ trợ các nạn nhân… Tuy nhiên, Hội còn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý, mô hình tổ chức còn lẫn lộn; tổ chức bộ máy chưa chuyên nghiệp. Công tác tài chính còn nhiều hạn chế, các hoạt động chưa mang tính bền vững lâu dài…

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn phát biểu tại buổi làm việc
Đối với Trường PTCS dân lập dạy trẻ câm điếc Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn giao Sở GD&ĐT Hà Nội xây dựng đề án, có thể chuyển thành trường tư thục, mở rộng quy mô, tăng thêm học sinh, giáo viên... "Các học sinh khuyết tật là đối tượng yếu thế cần được quan tâm, hỗ trợ; do đó, phải bảo đảm các điều kiện học tập, phát triển cho các cháu..." - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn nhấn mạnh.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn, Hội Chữ thập đỏ phải rà soát lại toàn bộ cơ sở vật chất của Hội hiện có, lập danh sách bàn giao cho Sở Tài chính. Trên cơ sở đó, nếu trường duy trì thì địa điểm, cơ sở vật chất ở đâu, bởi trụ sở nhà trường hiện nay không bảo đảm. Cùng đó, phải rà soát lại toàn bộ các vấn đề tồn đọng của nhà trường, báo cáo TP giải quyết.
Ngoài ra, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn đề nghị có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở GD&ĐT, Sở Y tế và Hội Chữ thập đỏ, truyền thông nâng cao nhận thức, chú trọng giáo dục các kỹ năng sống, kỹ năng mềm trong trường học cho học sinh. Cùng với đó, triển khai thực hiện hiệu quả Tháng Nhân đạo (từ ngày 1/3 - 31/5/2025). Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức của xã hội, huy động sự đóng góp của xã hội; thực hiện chuyển đổi số, truyền thông số hóa…

Năm 2050, Việt Nam có khoảng 16.000 giáo viên, viên chức hỗ trợ người khuyết tật
Kinhtedothi - Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ nhiệm vụ phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

Phong trào "Bình dân học vụ số", giúp thanh niên khuyết tật tiếp cận công nghệ
Kinhtedothi - Đội hình “Bình dân học vụ số” gồm các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực sẽ hỗ trợ thanh niên khuyết tật tiếp cận công nghệ, phát triển kỹ năng số và ứng dụng vào công việc, học tập.

Hàng vạn trẻ em khuyết tật được trợ giúp, tạo cơ hội trưởng thành
Kinhtedothi - Ngày 3/4, Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Hội Cứu trợ trẻ em khuyết tật TP Hà Nội (2000 – 2025) được tổ chức tại Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội.