Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phòng bệnh khi đi bơi: Khó mà dễ

Kinhtedothi - Dù các bể bơi hiện nay đã được đầu tư nhiều hơn những năm trước, trong đó 94% bể bơi trong TP có lọc tuần hoàn, song như vậy chưa hẳn đã hết các nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khi đi bơi tại các bể bơi công cộng.
Trẻ em bơi tại Trung tâm Thể dục thể thao quận Cầu Giấy. 	Ảnh: Chiến Công
Trẻ em bơi tại Trung tâm Thể dục thể thao quận Cầu Giấy. Ảnh: Chiến Công
Như phân tích của giới chuyên môn, bể bơi công cộng là một địa điểm sinh hoạt cộng đồng có nhiều nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm hơn các địa điểm công cộng khác vì nhiều nguyên nhân. Một trong số đó là do mặc quần áo bơi, nên diện tích che phủ cơ thể hạn chế, ít có tính chất bảo vệ cơ thể. Từ đó làm tăng nguy cơ lây truyền các bệnh qua đường hô hấp như bệnh cúm, thủy đậu, sởi, đường tiêu hóa như lị, amip, sán… và đường tiếp xúc qua da từ người sang người như chốc, nấm, ghẻ. Bên cạnh đó, nước là môi trường lây truyền của nhiều loại vi sinh vật như nấm, vi khuẩn (trực khuẩn lao không điển hình, tụ cầu, liên cầu…), ký sinh trùng (amip, lị, sán…). Việc sử dụng các chất tẩy, lọc, vệ sinh nước tại các bể bơi sẽ giúp hạn chế việc lây truyền này. Các bể bơi thường thay nước theo định kỳ chứ không lọc liên tục và nếu có một nguồn lây cùng lúc chúng ta đang đi bơi thì nước có chất tẩy làm sạch chỉ giúp hạn chế bớt nguồn lây chứ không thể hết toàn bộ nguy cơ. Cùng với đó, khi da tiếp xúc lâu với nước, làn da ngấm nước sẽ giảm khả năng tự phòng vệ và các vi sinh vật nên khả năng nhiễm cao hơn.

Bác sĩ Vũ Minh Nguyệt – Phó trưởng khoa Tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu T.Ư khẳng định, cách phòng tránh tốt nhất để không mắc phải các bệnh lây nhiễm này là tự mình phải biết sức khỏe của mình đang ở tình trạng nào. Chỉ được phép đi bơi khi sức khỏe tốt và không có các vết xây xước ngoài da. Bên cạnh đó, cần phòng vệ với các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đường tiêu hóa và đường tiếp xúc. Đối với trẻ em chưa được tiêm phòng đầy đủ, nhất là dưới 6 tháng tuổi cũng không nên đến các nơi công cộng đông người nói chung hay bể bơi nói riêng vì cơ thể dễ cảm nhiễm với các bệnh lây truyền chưa được tiêm phòng. Đối với mọi đối tượng, cần thực hiện đúng quy định tắm tráng trước khi xuống bể bơi để loại bỏ bụi bẩn trên người, phòng bệnh cho mình và tránh lây nhiễm cho người khác. Sau khi bơi, phải vệ sinh sạch sẽ tai, mũi, họng, mắt bằng nước sạch và sản phẩm vệ sinh phù hợp. Đặc biệt, hơn ai hết chính người sử dụng bể bơi phải chủ động tìm hiểu, quan sát xem công tác vệ sinh tại bể mình sử dụng có đảm bảo hay không, nước quá nhiều mùi Clo hay không, thành và đáy bể có rêu mốc bám hay không. Nếu thấy hiện trạng này thì tuyệt đối không nên sử dụng bể bơi đó.

Bể bơi công cộng không chỉ là nơi có nhiều nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm mà còn có nguy cơ với các nhóm bệnh khác như viêm da tiếp xúc kích ứng, dị ứng với các chất tẩy rửa vệ sinh tại bể bơi, thậm chí có thể sặc nước, chết đuối. Để phòng tránh các bệnh liên quan đến bể bơi công cộng, cần chú ý các cách phòng tránh bệnh truyền nhiễm ở trên và tuân thủ lời khuyên của bác sĩ với các bệnh đặc biệt của cá biệt từng người. Cụ thể, cần phải lựa chọn thời điểm đi bơi thích hợp, không bơi vào lúc thời tiết quá nắng hoặc quá lạnh. Nên sử dụng kem bôi chống nắng khi đi bơi và giúp cơ thể thích nghi với nhiệt độ từ từ bằng cách tắm tráng trước khi xuống bể. Nên chú ý thời gian tắm không được quá lâu, phù hợp với từng người. Đối với những người có tiền sử dị ứng, kích ứng với các chất tẩy rửa, làm sạch nước như clo nên tránh đi bơi. Những người mắc các bệnh tim mạch, huyết áp cũng cần tư vấn bác sĩ có thể đi bơi được không. Tránh trường hợp phát bệnh khi đang dưới nước sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Những người có bệnh lây truyền đặc biệt qua đường hô hấp (cúm, sởi, lao, thủy đậu…) và qua đường tiếp xúc (ghẻ, nấm, chốc, mụn nhọt, zona…) nên chủ động không đi bơi tại những bể bơi công cộng không đảm bảo vệ sinh. Trẻ em, người già khi đi bơi cần có người đi cùng và trợ giúp, tránh tình trạng đuối nước.

Lời khuyên quan trọng nhất đối với mọi người là phải khám bác sĩ chuyên khoa sớm nhất có thể nếu xuất hiện các bất thường sau khi đi bơi như rát đỏ, ngứa, sẩn phù, tổn thương tai mũi họng, mắt, tim mạch, huyết áp, đau bụng. Các bác sĩ khẳng định, bơi là một môn thể thao rất tốt cho sức khỏe, hoàn toàn có thể loại bỏ các bệnh lây nhiễm tại bể bơi công cộng nếu chúng ta chủ động phòng tránh.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kết quả xổ số 3 miền Bắc - Trung - Nam hôm nay 5/7/2025

Kết quả xổ số 3 miền Bắc - Trung - Nam hôm nay 5/7/2025

05 Jul, 08:04 PM

Kinhtedothi - Kết quả xổ số kiến thiết 3 miền hôm nay 5/7/2025 - xổ số hôm nay - XS - KQXS · Xổ số Miền Bắc thứ Sáu ngày 5/7/2025 · Xổ số miền Năm thứ Bảy 5/7/2025 · Xổ số miền Trungu thứ Bảy ngày 5/7/2025.

Cần Thơ: tháo gỡ khó khăn sau hợp nhất, kiện toàn bộ máy

Cần Thơ: tháo gỡ khó khăn sau hợp nhất, kiện toàn bộ máy

05 Jul, 04:20 PM

Kinhtedothi - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Văn Lâu yêu cầu các sở, ngành, cơ quan hành chính khẩn trương kiện toàn tổ chức bộ máy bên trong theo đúng đề án đã được thông qua. Bên cạnh đó, lãnh đạo xã, phường phải giữ vững tinh thần đoàn kết nội bộ, không để xảy ra phân biệt, mất đoàn kết, để vận hành bộ máy mới hiệu quả.

Tuyên Quang và Lai Châu đề phòng lũ quét, sạt lở đất do cơn bão số 2

Tuyên Quang và Lai Châu đề phòng lũ quét, sạt lở đất do cơn bão số 2

05 Jul, 02:40 PM

Kinhtedothi – Ngày 5/7, tỉnh Tuyên Quang và Lai Châu tiếp tục có mưa với lượng mưa tích lũy từ 5-20mm, có nơi trên 40mm. Cảnh báo, trong một vài giờ tới, các xã, phường trên địa bàn các tỉnh trên cần đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối, sạt lở đất trên sườn dốc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ