Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phòng bệnh viêm đường tiết niệu

Kinhtedothi - Viêm đường tiết niệu là bệnh lý phổ biến nhất ở đường tiết niệu mà thủ phạm là do vi khuẩn gây nên hiện tượng viêm nhiễm.
Tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng bệnh gây đau rát, khó chịu, nếu biến chứng nặng có thể gây vô sinh. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ là cách tốt nhất để loại trừ bệnh
Bệnh dễ tái phát
Nhiễm trùng đường tiết niệu là khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu qua niệu đạo và bắt đầu nhân lên ở bàng quang. Một số ít trường hợp bị nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn đến từ đường máu. Bệnh có thể xuất hiện ở phụ nữ sau khi quan hệ tình dục. Nhưng ngay cả ở những cô gái trẻ hay những cô gái chưa quan hệ tình dục cũng có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu thấp bởi vì hậu môn của phụ nữ rất gần lỗ niệu đạo. Đối với nam giới, thường bị nhiễm do các loại vi khuẩn thường gặp trong quá trình quan hệ tình dục như lậu cầu, chlamydia. Viêm đường tiết niệu rất dễ bị tái phát nếu không điều trị dứt điểm và tận gốc
 Ảnh minh họa
Bệnh nhân mắc bệnh luôn có cảm giác buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu buốt, có máu trong nước tiểu, nước tiểu có thể có màu đục và có mùi hôi. Bệnh có nguy cơ gây nhiễm khuẩn ngược dòng, tổn thương thận, để lâu gây suy thận. Bản thân người mắc dễ bị cáu gắt, trầm cảm do đứng dậy đi tiểu nhiều lần, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Bệnh nhân nữ có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh dục, nhiễm khuẩn ngược dòng có thể gây viêm nhiễm cổ tử ung, viêm tắc vòi trứng gây vô sinh. Nam giới mắc bệnh có thể gây viêm nhiễm ngược dòng làm tắc ống dẫn tinh hoặc gây rối loạn cương dương.
Uống nhiều nước, giữ vệ sinh
Việc uống nước nhiều, giữ vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ góp phần hạn chế mắc các bệnh đường tiết niệu. Uống nhiều nước sẽ giúp thận đủ lượng nước hoạt động, thải độc tố trong cơ thể. Bản thân nước tiểu cũng sẽ rửa trôi các vi khuẩn phát triển trong hệ đường tiết niệu, tránh nhiễm khuẩn ngược dòng. Không nên nhịn tiểu, đi tiểu khi có nhu cầu và tiểu hết, nếu nước tiểu còn lại trong bàng quang sẽ làm cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục. Tránh kích thích niêm mạc đường sinh dục bằng các sản phẩm xịt thơm, vòi xịt, phấn. Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
BHXH Khu vực I: chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng cao

BHXH Khu vực I: chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng cao

11 May, 05:54 PM

Kinhtedothi - Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I Nguyễn Ngọc Huyến cho biết, thời gian qua, BHXH Khu vực I tập trung khai thác, mở rộng độ bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) để người dân có thể tiếp cận chính sách an sinh xã hội khi rủi ro đau ốm, bệnh tật.

Đưa AI vào hoạt động khám chữa bệnh tình nguyện tại cộng đồng

Đưa AI vào hoạt động khám chữa bệnh tình nguyện tại cộng đồng

10 May, 03:50 PM

Kinhtedothi - Ngày 10/5, tại tỉnh Hưng Yên đã diễn ra Lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2025; tuyên dương Thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu lần thứ XI với chủ đề Thầy thuốc trẻ xung kích, vươn mình trong kỷ nguyên số.

Lòng lợn - nguy cơ nhiễm ký sinh trùng luôn hiện hữu

Lòng lợn - nguy cơ nhiễm ký sinh trùng luôn hiện hữu

10 May, 03:41 PM

Kinhtedothi - Gần đây, câu chuyện về nguồn gốc và chất lượng của món lòng xe điếu đã gây xôn xao dư luận. Nhiều người băn khoăn về mức độ an toàn của món ăn quen thuộc như lòng lợn. Chuyên gia y tế cảnh báo, lòng lợn, nội tạng nói chung chứa nhiều cholesterol, vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh nguy hiểm ở người nếu không được chế biến kỹ và có nguồn gốc không đảm bảo.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ