Số lợn mắc bệnh giảm dần
Khoảng một tháng nay, số lợn mắc bệnh DTLCP trên địa bàn TP đã giảm rõ rệt, trong khi số địa phương có dịch nhưng qua 30 không phát sinh liên tục tăng. Nếu như vào thời gian cao điểm dịch bùng phát, trung bình mỗi ngày Hà Nội tiêu hủy 10.000 con lợn/ngày, thì nay đã giảm xuống chỉ chưa đến 1.000 con/ngày.
Con số này thể hiện rõ qua thống kê: Trong tuần (15 - 21/7), bệnh DTLCP phát sinh mới tại 375 hộ, làm mắc bệnh, tiêu hủy 6.102 con với trọng lượng lượng 33.909 tấn. So với tuần trước đó ( từ 8 - 14/7) dịch bệnh phát sinh giảm hơn 189 hộ, cơ sở chăn nuôi và số lợn hủy giảm 1.576 con. Tính đến ngày 8/8, tổng số lợn mắc DTLCP trên địa bàn TP là 500.696 con (chiếm 26,7 % tổng đàn) với trọng lượng 34.436 tấn. Như vậy có thể thấy được số lợn mắc DTLCP đã giảm rõ rệt theo từng ngày. Đến nay, toàn TP có có 198 phường, xã dịch bệnh đã qua 30 ngày không phát sinh. Chủ tịch UBND xã Hương Sơn (huyện Mỹ Đức) Nguyễn Tuấn Anh phấn khởi cho biết: “Thời gian gần đây DTLCP trên địa bàn xã đã giảm rất nhiều. Nếu như trước đây có ngày UBND xã phải tiếp nhận hàng chục lượt người dân thông báo lợn bị bệnh, nhưng 2 tuần nay cả xã không phát sinh thêm ổ dịch”.Để có được kết quả trên một phần nhờ vào việc chủ động vào cuộc của các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương và người dân. Các ổ dịch được giám sát, phát hiện kịp thời, khoanh vùng và xử lý dứt điểm và áp dụng đồng bộ, nghiêm túc các giải pháp phòng, chống dịch. Ngoài các đợt vệ sinh, khử trùng tiêu độc đại trà; TP và chính quyền địa phương đã cấp bổ sung 242 tấn hóa chất và 8.182 tấn vôi bột để khử trùng, tiêu độc ổ dịch và nơi nguy cơ cao.Linh hoạt trong phòng, chống dịch bệnhChi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nguyễn Ngọc Sơn (Sở NN&PTNT) cho biết: TP đã linh hoạt trong cơ chế phòng chống và tiêu hủy lợn dịch. Nếu như một số tỉnh, thành tiến hành tiêu hủy toàn bộ ổ dịch DTLCP trong bán kính 3km, thì Hà Nội chỉ áp dụng tiêu hủy cơ sở phát sinh dịch. Do đó, giảm đáng kể số lợn khỏe mạnh phải tiêu hủy.Đặc biệt, khi dịch mới xuất hiện, TP đã chủ động trong công tác hỗ trợ, đã có chủ trương hỗ trợ các hộ có lợn bị tiêu hủy trong thời gian chậm nhất là 7 ngày. Cùng với đó quy định mức hỗ trợ đối với lợn thương phẩm bằng 80% giá thị trường; đối với lợn sinh sản hỗ trợ bằng 1,8 lần giá lợn thương phẩm. Điều này đã góp phần quan trọng giúp các hộ chăn nuôi ổn định tâm lý, đặc biệt là tránh được tình trạng giấu dịch, giết mổ lợn bệnh tiêu thụ …Mới đây, UBND TP đã có văn bản hướng dẫn bổ sung một số biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP. Theo đó, về xử lý lợn mắc bệnh DTLCP sẽ tiến hành tiêu hủy. Đối với lợn khỏe mạnh trong cùng ô chuồng, dãy chuồng với lợn mắc bệnh sẽ được lấy mẫu, nếu kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP thì được nuôi cách ly hoặc giết mổ để tiêu thụ tại địa bàn cấp huyện... Đối với cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong vùng dịch, cơ quan thú y không cần lấy mẫu sản phẩm để xét nghiệm mầm bệnh DTLCP.Về kiểm soát vận chuyển lợn ra ngoài, vào vùng dịch của các trang trại chăn nuôi có điểm trung chuyển được vận chuyển lợn nếu có kết quả âm tính với mầm bệnh DTLCP từ trại chăn nuôi đến điểm trung chuyển, thời gian lưu giữ lợn tại điểm trung chuyển nếu chưa vượt quá 12 giờ thì không phải lấy mẫu xét nghiệm lại khi vận chuyển; nếu vượt quá 12 giờ mới phải lấy mẫu xét nghiệm lại theo quy định.
Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, các địa phương không nên chủ quan, cần thực hiện nghiêm quy tắc “5 không, 10 cấm” trong phòng chống DTLCP, tiến tới xóa xổ hoàn toàn DTLCP ra khỏi địa bàn. Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn |