Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phòng dịch COVID-19: Kiểm soát chặt chẽ lao động qua lại đường mòn, lối mở biên giới

Kinhtedothi - Các DN đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cần dừng ngay việc đưa lao động đi làm việc tại các khu vực có dịch.
Tối 25/2, thông tin từ Bộ LĐTB&XH, chiều cùng ngày Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chủ trì buổi làm việc với các lãnh đạo Bộ và thủ trưởng một số đơn vị trực thuộc về tình hình và kế hoạch ứng phó với dịch bệnh Covid-19.
 Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Tất cả trường hợp lao động quay trở lại làm việc đều phải tuân thủ quy định của Bộ Y tế.
Sau khi nghe thủ trưởng các đơn vị báo cáo về tình hình và phương án ứng phó với dịch bệnh Covid-19 liên quan tới lĩnh vực quản lý nhà nước của đơn vị, ý kiến phát biểu của các thứ trưởng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã có kết luận.
Theo đó, các đơn vị rà soát, nắm tình hình lao động, việc làm của các DN, hợp tác xã, tập đoàn trong nước cũng như các công ty có vốn đầu tư nước ngoài để góp phần ổn định sản xuất. Đồng thời, khuyến khích các DN chủ động nguồn nguyên liệu phát triể sản xuất, đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống người lao động (NLĐ).
Các đơn vị phối hợp với những địa phương kiểm soát chặt chẽ lao động qua lại đường mòn, lối mở tại các tỉnh biên giới.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chỉ đạo việc tiếp nhận lao động là người Trung Quốc, xây dựng phương án tiếp nhận lao động là người Trung Quốc quay trở lại Việt Nam làm việc. Về việc này phải xây dựng phương án theo trình tự chặt chẽ và có lộ trình đối với một số chuyên gia, lao động một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định, xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của công việc.
Đồng thời, các đơn vị làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm ổn định tư tưởng của các lao động trong DN. Tất cả trường hợp lao động quay trở lại làm việc đều phải tuân thủ quy định của Bộ Y tế về việc kiểm tra sức khỏe, cách ly.
Về vấn đề lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, nhất là lao động tại Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, ông Đào Ngọc Dung yêu cầu đẩy mạnh việc tuyên truyền ứng dụng “Kết nối người lao động đang làm việc ở nước ngoài” (COLAB SOS) của Trung tâm Lao động ngoài nước.
Tuyên truyền, động viên, khuyến khích NLĐ Việt Nam ở nước ngoài, nhất là tại tỉnh Daegu và Gyeongbuk (Hàn Quốc) yên tâm làm việc, hạn chế tối đa đi lại, không đến các vùng có dịch và không dời khỏi quốc gia, vùng lãnh thổ đi khi không cần thiết, nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Các DN đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cần dừng ngay việc đưa lao động đi làm việc tại các khu vực có dịch. Những DN không chấp hành sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đồng thời có các biện pháp tuyên truyền, khuyến khích NLĐ (kể cả lao động bất hợp pháp), chủ động khai báo y tế, theo dõi sức khỏe theo quy định của các nước sở tại trong trường hợp bị nhiễm hoặc nghi nhiễm dịch Covid-19 hoặc đến từ các vùng khác.
Với những lao động về nước từ vùng dịch do hết hạn hợp đồng, về trước thời hạn hợp đồng và những trường hợp cá biết khác, thực hiện việc tiếp nhận và cách ly y tế và giám sát theo đúng quy định của Bộ Y tế.
Tổng tư lệnh ngành LĐTB&XH giao Cục Quan hệ lao động và tiền lương chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế khẩn trương rà soát các quy định của pháp luật về lao động và các văn bản có liên quan để hướng dẫn các DN phương án xử lý do ảnh hưởng của dịch bệnh. Cụ thể là các trường hợp NLĐ được tiếp tục hưởng lương, các trường hợp ngừng việc, việc giải quyết chế độ ngừng việc, tiền lương ngừng việc cho NLĐ, trường hợp DN bị đình trệ sản xuất, kinh doanh...
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung giao vụ Bảo hiểm xã hội chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế căn cứ các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội để hướng dẫn các DN triển khai các chính sách đảm bảo theo đúng quy định....
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giáo dục quyền con người trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Giáo dục quyền con người trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

12 May, 04:44 PM

Kinhtedothi – Giáo dục quyền con người không chỉ là một môn học mà là một quá trình thấm nhuần các giá trị nhân văn, dân chủ vào nhận thức và hành vi của mỗi cá nhân. Việc đầu tư vào giáo dục quyền con người trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là một đầu tư chiến lược cho tương lai của đất nước.

Bộ GD&ĐT đề nghị bỏ bằng tốt nghiệp THCS

Bộ GD&ĐT đề nghị bỏ bằng tốt nghiệp THCS

12 May, 01:36 PM

Kinhtedothi – Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Bộ GD&ĐT đề nghị bỏ bằng tốt nghiệp THCS, giao hiệu trưởng xác nhận học bạ việc hoàn thành chương trình thay vì trưởng phòng GD&ĐT quận, huyện cấp bằng như hiện nay.

Trường Đại học Kinh tế công bố 3 chuyên ngành mới

Trường Đại học Kinh tế công bố 3 chuyên ngành mới

11 May, 11:43 AM

Kinhtedothi - Ngày 10/5/2025, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội đã tổ chức lễ công bố ba chuyên ngành đào tạo mới thuộc chương trình Cử nhân Kinh tế quốc tế.

Bài cuối: Lan tỏa tinh thần hiếu học trong Kỷ nguyên mới

Bài cuối: Lan tỏa tinh thần hiếu học trong Kỷ nguyên mới

11 May, 10:38 AM

Kinhtedothi - Hội Khuyến học các cấp phát huy truyền thống hiếu học của Hà Nội trong Kỷ nguyên mới, xây dựng các mô hình học tập. Từ các mô hình này lan tỏa ra cộng đồng dân cư để tạo thành phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội tập. Đây là khẳng định của Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội Nguyễn Thị Ngọc Minh khi trao đổi với Báo Kinh tế & Đô thị.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ