Sau đây là những biện pháp chống bắt nắng cho da:Bôi kem chống nắng: Bôi kem chống nắng là biện pháp bảo vệ da truyền thống sử dụng phổ biến ở nhiều nước thế giới. Nên chọn loại kem phù hợp với từng loại da, bôi lại sau 2 - 3 giờ sử dụng và bôi lượng đủ dày để đảm bảo duy trì hiệu quả.Sử dụng công cụ chống nắng cơ học: Tận dụng những công cụ chống nắng như mũ, áo vải chống nắng, ô dù, găng tay, khẩu trang và kính chống nắng để bảo vệ da mỗi khi đi ra ngoài. Có thể chọn trang phục chống nắng với một số mẹo như: Đội mũ có vành rộng ít nhất 7cm; mặc áo sơ mi dài tay và quần dài; sử dụng các loại trang phục chống tia cực tím UV chuyên dụng; mặc áo vải dày sáng màu có thể gây bí bách nhưng sẽ giúp bảo vệ da tốt hơn, vải khô giúp chống tia UV tốt hơn vải ướt. Khẩu trang cũng nên dùng loại chống tia UV để che chắn da mặt. Đặc biệt, khẩu trang muốn phát huy hiệu quả tốt nhất nên phủ kín mặt, chừa hai mắt đeo kính, vừa giúp phòng tránh tia UV, vừa hạn chế khói bụi. Đối với loại khẩu trang y tế màu xanh thường sử dụng có chất liệu vải mỏng, chỉ có tác dụng cản bụi, không có hiệu quả cao trong việc chống nắng, chống tia UV.Ngoài ra, ra đường khi ngoài trời nắng nên chọn kính chống tia UV cho mắt với tiêu chí như: Chọn loại kính chống cả tia UVB và UVA; kính chống nắng nên có kích thước lớn, che được toàn bộ vùng mắt; kiểm tra chỉ số chống tia UV của kính. Chúng có thể ngăn chặn 99 – 100% bức xạ UV theo tiêu chuẩn UV ANSI.Tránh tiếp xúc ánh nắng trong giờ cao điểm: Ở một số khung giờ nhất định trong ngày, bức xạ UV ở mức cao nhất và gây ra nhiều tác hại đối với da. Theo đó, thời gian tia UV hoạt động cao điểm nhất là từ 10 – 16 giờ. Kể cả khi ngồi trong bóng râm, bạn vẫn chịu sự tác động của 50% bức xạ UV. Đặc biệt, hãy cẩn trọng với tia UV khi hoạt động leo núi, trên trực thăng. Người sống ở nơi có vị trí cao như trên núi hoặc các tòa nhà cao tầng có khả năng phơi nhiễm tia UV nhiều hơn.