Nhờ đó, công tác quản lý ATTP trên địa bàn TP được nâng lên rõ rệt, tạo sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm nhằm tháo gỡ khó khăn, bất cập để phong trào thi đua ATTP hoạt động hiệu quả hơn.
Nhiều mô hình hiệu quảLà địa phương triển khai hiệu quả phong trào thi đua ATTP, từ năm 2016 đến nay, quận Cầu Giấy đã thực hiện nhiều mô hình điểm, tạo hiệu ứng tốt trong cộng đồng, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong tuyên truyền, áp dụng các kiến thức và pháp luật của Nhà nước về ATTP. Đơn cử, mô hình Tuyến phố ATTP có kiểm soát được thực hiện từ năm 2018, tính đến năm 2020, quận Cầu Giấy đã xây dựng và duy trì 11 Tuyến phố ATTP có kiểm soát. Hay như Đề án “Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành của TP Hà Nội”, tính đến nay, quận đã cấp biển nhận diện cho 82/82 cơ sở kinh doanh trái cây, đạt tỷ lệ 100%. Quận cũng xây dựng 8 tuyến phố kiểu mẫu kinh doanh trái cây theo đúng quy định tại Đề án…
Hà Nội ra quân kiểm tra ATTP và phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở dịch vụ ăn uống. Ảnh: Thảo Trần |
Trưởng phòng Y tế quận Cầu Giấy Nguyễn Đức Viên cho biết, 5 năm qua, nhờ sự vào cuộc tích cực, quận đã kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về ATTP lên đến hơn 12 tỷ đồng. Trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm, quận thu giữ, tiêu hủy nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, quá thời hạn sử dụng, không đảm bảo ATTP. Đặc biệt trong năm 2017, quận đã kiểm tra tiêu hủy thực phẩm và phụ gia thực phẩm trị giá hơn 606 triệu đồng và thu giữ, tiêu hủy 8.905 lít rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ. “Dù vậy, công tác đảm bảo ATTP còn gặp khó khăn như nhân sự thực thi pháp luật về ATTP tuyến cơ sở thiếu, chưa đồng bộ đặc biệt ở cấp phường. Mặt khác, trình độ dân trí chưa đồng đều, nhận thức của người dân về ATTP chưa cao” - ông Nguyễn Đức Viên nhấn mạnh.Tại quận Nam Từ Liêm, 5 năm qua, các hoạt động đảm bảo ATTP được triển khai đồng bộ, bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Đặc biệt, quận triển khai 14 trạm xét nghiệm nhanh ATTP tại các chợ, triển khai Đề án xét nghiệm thực phẩm giai đoạn 2019 - 2020, tăng cường xét nghiệm chuyên sâu định lượng nhằm đánh giá chất lượng thực phẩm. Nhờ đó, từ năm 2016 - 2020, không có ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn quận. Đáng lưu ý, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm được thực hiện quyết liệt, hiệu quả. 5 năm qua, quận đã kiểm tra 13.124 lượt cơ sở, xử lý 1.287 cơ sở vi phạm với tổng số tiền gần 3 tỷ đồng. “Tuy nhiên, việc quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm chưa toàn diện. Bên cạnh đó, do quận tiếp giáp với 5 quận, huyện, hàng ngày có rất nhiều loại thực phẩm lưu thông trên địa bàn rất khó kiểm soát, đánh giá chất lượng và nguồn gốc các loại thực phẩm” - Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Trần Thanh Long nêu.Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạmTheo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền, trong giai đoạn 2016 - 2020, TP đã triển khai quyết liệt, đồng bộ nội dung hoạt động về ATTP và hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, liên ngành được tăng cường, tập trung có trọng tâm, trọng điểm và đột xuất vào các ngành, nhóm sản phẩm, khâu có nguy cơ cao ATTP.5 năm qua, ngành y tế Thủ đô đã xây dựng và triển khai 2 chương trình, hoạt động về ATTP. Đó là tăng cường năng lực hệ thống kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm; Phòng, chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm thông qua việc xây dựng các mô hình như quản lý ATTP bếp ăn tập thể, hướng dẫn quy trình giám sát ATTP và xử lý ngộ độc thực phẩm tại trường học, kiểm soát ATTP tại bữa cỗ tập trung đông người, xây dựng tuyến phố ATTP có kiểm soát… Những mô hình này đã góp phần đưa công tác kiểm soát ATTP dần đi vào quỹ đạo, hướng đến “xây” thực phẩm sạch để “chống” thực phẩm bẩn.“Tuy việc kiểm soát, ngăn chặn các sản phẩm không rõ nguồn gốc và bảo đảm ATTP có chuyển biến nhưng chưa chặt chẽ, kết quả chưa cao. Cùng với đó, việc xử lý vi phạm ở một số xã đã được đẩy mạnh, song kết quả còn hạn chế. Đặc biệt, công tác ATTP ở các tuyến còn thiếu so với khối lượng và yêu cầu của công việc. Đó là những vấn đề mà công tác quản lý ATTP đang vấp phải” - TS Nguyễn Khắc Hiền nói.Theo Giám đốc Sở Y tế, thời gian tới, phong trào thi đua ATTP tiếp tục chú trọng thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước, đặc biệt, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Trong đó, chú trọng thanh tra, kiểm tra các cơ sở cung cấp thực phẩm, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm chức năng, cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.... Ngoài ra, phong trào thi đua cũng tập trung vào phát triển các vùng sản xuất, kết nối tiêu thụ thực phẩm an toàn, mô hình sản xuất thực phẩm theo chuỗi, hệ thống phân phối thực phẩm an toàn…
Từ năm 2016 đến nay, toàn TP kiểm tra được 520.506 lượt cơ sở, xử phạt 31.065 cơ sở vi phạm với tổng số tiền hơn 134,8 tỷ đồng, trong đó khởi tố 12 vụ và 14 bị can có hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng... |