Kinhtedothi - Trụ sở công ty, nhà kho, 1 dãy ki-ốt và chục gian hàng là những công trình trái phép nằm trước trụ sở UBND xã Gành Dầu, TP Phú Quốc. Công trình tồn tại nhiều năm nay gây bức xúc dư luận, nhưng vì sao không bị xử lý?
Theo tìm hiểu của phóng viên, trước trụ sở UBND xã Gành Dầu có công trình xây dựng trái phép của ông Nguyễn Thái Bình, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thái Bình Phú Quốc.
Cụ thể: công trình xây dựng trái phép của ông Bình gồm nhiều hạng mục kiên cố và tiền chế như: Trụ sở công ty, nhà kho, ki-ôt cho thuê, và các sạp hàng kéo dài khoảng hơn 100m đối diện ủy ban xã.
Trụ sở Công ty TNHH MTV Thái Bình Phú Quốc xây dựng trái phép, công trình nằm đối diện UBND xã Gành Dầu: Ảnh Hữu Tuấn
Bà Trần Thị Mỹ Hà, cho biết, ông Bình xây dựng những căn ki-ốt cho tiểu thương thuê lại để bán hàng, tạo thành một "cái chợ tự phát" trước trụ sở ủy ban xã, những tiểu thương này còn bày bán các mặt hàng lấn chiếm cả lòng lề đường.
"Phần đất nói trên có sự tranh chấp của 4 gia đình, các bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận nhưng ông Bình đã ngang nhiên xây dựng, nhiều lần xảy ra xô xát trong lúc tranh chấp" ông Phạm Minh Hoàng cho hay.
Ông Lê Văn Hóa, cán bộ địa chính xã cũng xác nhận hiện tại phần đất ông Bình đang xây dựng thuộc phần đất đang tranh chấp, Tòa án nhân dân TP Phú Quốc đang thụ lý đơn.
Trao đổi với phóng viên Báo kinh tế & Đô thị, ông Phạm Hữu Kiệt, Chủ tịch UBND xã Gành Dầu xác nhận công trình xây dựng của ông Nguyễn Thái Bình là trái phép, không có hồ sơ xây dựng, xã cũng đã lập biên bản sự việc nhưng chưa xử lý cưỡng chế vi phạm.
Trên địa bàn xã Gành Dầu, trong thời gian qua đã xảy ra tình trạng xây dựng trái phép và lấn chiếm rừng phá rừng diễn ra nghiêm trọng. Nguồn tin từ UBND TP Phú Quốc cho biết: Sau khi xử lý các công trình xây dựng trái phép tại xã Dương Tơ, Tổ công tác đặc biệt sẽ tiến hành xử lý các công trình vi phạm trái phép tại xã Gành Dầu và phường An Thới.
Kinhtedothi - Báo cáo công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xây dựng cơ bản năm 2021 của Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh cho thấy, trong năm 2021, toàn TP có 319 công trình vi phạm xây dựng.
Kinhtedothi - Sau bài viết đăng tải trên báo Kinh tế & Đô thị phản ánh 2 nhà xưởng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại xã Tiên Cường, UBND huyện Tiên Lãng đã có văn bản xử lý hành vi vi phạm pháp luật đất đai tại địa phương này.
Kinhtedothi - Thời gian qua, TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã có nhiều nỗ lực lập lại trật tự đô thị. Trong đó, công tác chỉ đạo, quyết liệt thực hiện “cưỡng chế nóng” các công trình vi phạm nhằm giảm thiệt hại cho người dân, ngăn chặn nguy cơ phá vỡ quy hoạch đô thị trong tương lai.
Kinhtedothi - Mua lại chung cư cũ là lựa chọn phổ biến của những người có thu nhập thấp hoặc trung bình nhờ vào mức giá hợp lý. Mua chung cư cũ là một quyết định quan trọng, đòi hỏi người mua cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Dưới đây là những điều cần biết khi quyết định mua lại chung cư cũ.
Kinhtedothi - Sáng 16/3, dự Lễ khởi công công trình nhà ở xã hội Dự án Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên (giai đoạn 1), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Vĩnh Phúc cần ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư cho nhà ở xã hội.
Kinhtedothi- Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường vừa ký ban hành Văn bản số 1270 về việc rà soát, tạm dừng việc thực hiện các công trình, dự án trong quá trình thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy.
Kinhtedothi - TP Hà Nội đã ban hành những quy định mới về diện tích để xe tại các chung cư mini xây dựng mới trên địa bàn, nhưng vấn đề khiến nhiều người vẫn quan tâm đó là làm sao để ngăn chặn được “quả bom cháy” này ở những chung cư đã đi vào vận hành?!
Kinhtedothi - Người dân sử dụng các thiết bị như: máy sấy quần áo, tủ sấy quần áo, máy hút ẩm... không đúng cách hoặc mua phải các sản phẩm kém chất lượng, không đúng tiêu chuẩn sẽ tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ.