Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

“Phượng hoàng đỏ” bay lên tầm cao mới

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Với những bước đi mạnh dạn, năng động trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa và sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Đan Phượng đã và đang tạo dựng được một hình ảnh đẹp về vùng đất quê hương của phong trào "ba đảm đang".

Vùng đất mang tên chim phượng hoàng đỏ đang trên đà cất cánh, bay lên tầm cao mới.

 Đột phá trên đồng ruộng

Dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm nay, người tiêu dùng Thủ đô đã có thêm một thứ trái cây đặc sản tươi ngon đãi khách. Ấy là bưởi tôm vàng Đan Phượng vừa mới được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH - CN) trao tặng nhãn hiệu tập thể vào cuối tháng 11/2013. Giống bưởi này được trồng nhiều tại xã Thượng Mỗ cùng các loại cây ăn quả đặc sản khác. Hiện toàn xã Thượng Mỗ có hơn 130ha trồng cam Canh, bưởi tôm vàng và đu đủ. Theo tính toán, trừ các khoản chi phí, nông dân thu lãi hàng trăm triệu đồng/ha/năm.
Mô hình trồng hoa cho thu nhập cao tại xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng.
Mô hình trồng hoa cho thu nhập cao tại xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng.
Hòa chung với niềm vui của những người trồng bưởi, nông dân xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng cũng có những "mùa vàng" bội thu nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Những năm gần đây, người dân Hạ Mỗ đã mạnh dạn chuyển đổi từ hai vụ lúa sang trồng hoa ly, hoa loa kèn cho thu nhập 1 tỷ đồng/ha/năm. Nhờ đó, đời sống của bà con nhân dân ngày càng được nâng cao. Hay tại xã Đan Phượng, cánh đồng làng được phủ xanh bởi những ruộng đu đủ sai trĩu quả, những ruộng dưa duột, dưa lê cho thu nhập cao.  Chủ tịch HĐQT HTX Nông nghiệp Đan Phượng Chu Văn Hòa phấn khởi cho biết, mỗi năm diện tích trồng đu đủ của xã đạt 8 - 10ha, dưa chuột 15 - 17ha, cà chua, rau chất lượng cao đạt 25 - 30ha... Thu nhập bình quân đạt 250 - 280 triệu đồng/ha.

Theo ông Nguyễn Thạc Hùng - Trưởng phòng Kinh tế huyện Đan Phượng, để tạo tiền đề vững chắc cho xây dựng NTM, huyện tập trung hoàn thành hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng. Đồng thời, quy hoạch lại sản xuất và hướng dẫn người dân ứng dụng các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Trong năm 2013, UBND huyện đã phê duyệt 10 dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở các xã, qua đó chuyển đổi được 120ha sang sản xuất hoa, rau an toàn ở các xã Thượng Mỗ, Hạ Mỗ, Phương Đình, Thọ An, Tân Hội, Liên Hà, Đan Phượng... nâng tổng số diện tích chuyển đổi quy mô từ 1ha gọn vùng trở lên lên
Huyện Đan Phượng đặt ra mục tiêu năm 2014, tổng giá trị sản xuất toàn huyện đạt 2.670 tỷ đồng; Thu nhập bình quân đầu người đạt 26 triệu đồng/người; Tỷ lệ hộ nghèo còn 2,5%; toàn huyện có thêm 2 xã Thọ Xuân và Thọ An đạt chuẩn NTM...
702ha. Đồng thời huyện còn đầu tư 10,6 tỷ đồng xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho vùng dự án sản xuất hoa, rau an toàn, cam Canh, bưởi Diễn ở các xã Song Phượng, Hạ Mỗ, Thượng Mỗ, Phương Đình. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản của huyện năm 2013 đạt 236 triệu đồng/ha, tăng 32 triệu đồng/ha so với năm 2012.

Phấn đấu về đích sớm

Không chỉ tích cực trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, để nâng cao đời sống cho người dân, trong năm qua, huyện Đan Phượng còn quan tâm đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp làng nghề gắn với giữ gìn và bảo vệ môi trường. Đến thăm xã Liên Hà, chứng kiến cảnh nhộn nhịp sản xuất, những chuyến ô tô chở hàng nối đuôi nhau vào ra... chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng về quy mô của một Cụm công nghiệp làng nghề. Đúng theo tiêu chí của xây dựng NTM, làng nghề được tách khỏi khu dân cư, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Theo Ban Quản lý Cụm công nghiệp làng nghề Liên Hà, khu vực này có diện tích gần 10ha, với 266 hộ gia đình sản xuất kinh doanh, thu hút từ 1.000 lao động địa phương và khoảng 3.000 lao động các tỉnh, thành lân cận, có thu nhập ổn định từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp toàn huyện năm 2013 ước đạt 1.002 tỷ đồng, tăng 7,74% so với năm 2012.

Ngoài ra, để tháo gỡ những khó khăn trong khâu tiêu thụ nông sản, huyện cải tạo, nâng cấp các chợ truyền thống hiện có và sắp xếp lại các chợ ở các thôn, làng. Đồng thời, huyện cũng tạo điều kiện thuận lợi kêu gọi các doanh nghiệp vào triển khai các dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp chất lượng cao với quy mô vừa và lớn, nhằm tạo việc làm cho lao động tại địa phương và tạo mô hình điểm để nhân dân trong huyện học tập. Đặc biệt, Đan Phượng là địa phương đi đầu toàn TP về thực hiện xây dựng đường giao thông nông thôn. Trong thời gian ngắn, toàn huyện đã cơ bản hoàn thành 25 dự án với 47 tuyến đường trục thôn, làng, dài 17,8km, tổng trị giá 70,8 tỷ đồng. Đồng thời chỉ đạo lập hồ sơ quyết toán, thẩm định, quyết toán hoàn thành 56 dự án với 1.866 tuyến đường ngõ, xóm dài 136,148km, tổng giá trị 158,5 tỷ đồng.

Đến nay, toàn huyện có 2 xã đạt và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí NTM là Song Phượng và Đan Phượng; 6 xã đạt và cơ bản đạt 18 tiêu chí; 7 xã đạt và cơ bản đạt 14 - 17 tiêu chí. Đây là một trong những kết quả rất khả quan so với nhiều huyện, thị xã khác trên địa bàn TP. Lãnh đạo UBND huyện cho biết, trong thời gian tới, huyện tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hàng hóa sinh thái, bền vững, trong đó tăng mạnh các loại rau, hoa, cây cảnh có giá trị kinh tế cao. Cùng với đó, tập trung chỉ đạo công tác đấu giá quyền sử dụng đất, tích cực thu nợ thuế, nhất là thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh và tiền thuê đất nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.