80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

PMI tháng 1/2014 tăng lên 52,1 điểm

Kinhtedothi - Ngày 6/2, Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) phối hợp cùng với công ty Markit Economics đã công bố Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI™) ngành sản xuất tại Việt Nam trong tháng 1/2014.
PMI™ toàn phần được điều chỉnh theo mùa đã tăng trong 2 tháng liên tiếp, đạt 52,1 điểm trong tháng 1 so với 51,8 điểm trong tháng 12. Kết quả chỉ số cho thấy các điều kiện kinh doanh của lĩnh vực sản xuất đã được cải thiện trong suốt năm tháng và là mức cải thiện cao thứ nhì trong lịch sử khảo sát, chỉ kém mức kỳ lục được ghi nhận trong tháng 4/2011.

Kết quả chỉ số cho thấy các điều kiện kinh doanh của lĩnh vực sản xuất đã được cải thiện trong suốt năm tháng và là mức cải thiện cao thứ nhì trong lịch sử khảo sát, chỉ kém mức kỳ lục được ghi nhận trong tháng 4/2011.
PMI tháng 1 bứt phá lên 52,1 điểm.
PMI tháng 1 tăng lên 52,1 điểm.
Tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đã lấy lại được động lực vào đầu năm 2014, điển hình là sản lượng đã tăng mạnh nhất kể từ tháng 4/2011 và hoạt động mua hàng gia tăng nhanh nhất trong lịch sử khảo sát. Các công ty phải tuyển dụng thêm nhân sự trong suốt sáu tháng để đáp ứng khối lượng công việc lớn hơn. Trong khi đó, giá cả đầu ra đã tăng nhẹ trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng.

Cụ  thể: Số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng tháng thứ tư trong vòng năm tháng qua, với một tốc độ nhanh và chỉ thay đổi một chút so với tốc độ của tháng 12. Các thành viên nhóm khảo sát cho biết nhu cầu của khách hàng đã tăng lên. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng đã tăng trong tháng Một, từ đó kết thúc chuỗi giảm kéo dài hai tháng. Trong khi đó, lượng công việc tồn đọng đã giảm mạnh trong ba tháng liên tiếp. Bên cạnh đó, tốc độ hàng tồn kho cũng giảm nhanh nhất kể từ tháng 2/2013.

Nhu cầu cao về sản xuất đã khiến các công ty phải tuyển dụng thêm trong tháng 1. Việc làm đã tăng trong suốt 6 tháng qua. Tốc độ tăng việc làm đã chậm lại một chút so với tháng 12 nhưng vẫn ở mức cao.

Giá cả đầu vào tiếp tục tăng trong tháng Một với tốc độ tăng chi phí chỉ thay đổi một chút so với cuối năm 2013. Một số thành viên nhóm khảo sát cho biết các nhà cung cấp đã tăng giá bán. Việc tăng chi phí đầu vào đã làm cho các nhà sản xuất phải tăng giá đầu ra trong tháng. Giá cả đầu ra đã tăng lần thứ ba trong bốn tháng qua, mặc dù mức tăng chỉ là nhẹ.

Dữ liệu của tháng 1 cho thấy mức tăng kỷ lục của hoạt động mua hàng trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam, với hoạt động mua hàng hóa đầu vào tăng với tốc độ đáng kể trong tháng. Số liệu thống kê không đầy đủ cho thấy việc tăng số lượng đơn đặt hàng mới và tăng nhu cầu sản xuất đã làm tăng hoạt động mua hàng hóa đầuvào.

Mặc dù hoạt động mua hàng tăng, hàng tồn kho tiền sản xuất đã giảm khi hàng hóa đầu vào đã được sử dụng để tăng sản lượng. Nhu cầu hàng hóa đầu vào gia tăng đã gây áp lực cho các nhà cung cấp, từ đó thời gian giao hàng đã bị kéo dài lần đầu tiên trong bốn tháng. Tuy nhiên, mức độ giảm sút hiệu suất hoạt động của người bán hàng chỉ là nhỏ.

Chuyên gia kinh tế của HSBC, bà Trịnh Nguyễn bình luận: “Sự bật dậy đáng chú ý của lĩnh vực sản xuất phản ánh nhu cầu đã mạnh lên cả ở trong nước và nước ngoài. Việc làm tiếp tục tăng cho thấy các nhà sản xuất lạc quan về triển vọng tăng trưởng của lĩnh vực này. Chúng tôi kỳ vọng xuất khẩu sẽ có một năm tăng mạnh nữa ở Việt Nam, nâng tỷ lệ tăng trưởng lên 5,6%. Với mức tăng giá đầu vào ổn định, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có khả năng chưa thay đổi lãi suất.”
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ