Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội:

Qua khảo sát, đa số phụ huynh tiểu học, lớp 6 mong con đến trường

Kinhtedothi – Khi mọi hoạt động của cuộc sống bình thường trở lại, việc cho trẻ học trực tiếp càng trở nên bức thiết với mọi gia đình. Sơ bộ kết quả khảo sát về vấn đề trên cho thấy, đa số phụ huynh cấp tiểu học và lớp 6 tại Hà Nội đồng ý cho con trở lại trường.
Đa số phụ huynh tiểu học, lớp 6 mong con được đến trường vui chơi, học tập
Đa số phụ huynh tiểu học, lớp 6 mong con được đến trường vui chơi, học tập

Đã có kết quả khảo sát sơ bộ

Huyện Đan Phượng có 20 trường tiểu học với trên 16.700 học sinh thì trung bình hơn 90% phụ huynh đồng ý cho con trở lại trường; trong đó có trường tỷ lệ đồng ý đạt gần 100% như: Tiểu học Tân Hội B (97,47%), Tiểu học Thượng Mỗ (97,42%), Tiểu học Song Phượng (96,57%) và tỷ lệ khối 1 muốn đi học đông đảo nhất (93,86%).

Tại huyện Quốc Oai, các trường Tiểu học và THCS (lớp 6) trên địa bàn cũng đã và đang khẩn trương khảo sát ý kiến phụ huynh học sinh về vấn đề cho con đến trường. Dù chưa có số liệu cụ thể nhưng nhìn chung, trên 90% phụ huynh đồng ý phương án cho con sớm được đi học trực tiếp, tránh tình trạng triền miên ngồi nhà học online qua máy tính, điện thoại mà không có người giám sát, kiểm tra.

Với quận Ba Đình, số liệu tổng hợp tại 14 trường THCS cho thấy: Số phụ huynh lớp 6 tham gia khảo sát việc trở lại trường là 3.253 thì số phụ huynh đồng ý cho con học trực tiếp là 2.275 (tỷ lệ 70%). Các trường tiểu học trên địa bàn cũng đang tổ chức khảo sát đến từng lớp và sẽ có số liệu tổng hợp trước 9 giờ sáng 4/4.

Trong báo cáo mới đây của Sở GD&ĐT Hà Nội, có 655/682 cơ sở THCS tổ chức dạy học trực tiếp với tỷ lệ 80,78% học sinh tham gia; có 221/237 cơ sở THPT triển khai học trực tiếp với tỷ lệ học sinh tham gia đạt 87,42%. 29/29 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên đi học trực tiếp, tỷ lệ học viên tham gia đạt 75,95%. Tuy nhiên, những ngày gần đây, con số này cao hơn rất nhiều.

“Khối THCS toàn quận có 306/308 lớp học trực tiếp (đạt tỉ lệ 99,35%); khối THPT có 152/152 lớp học trực tiếp (đạt tỉ lệ 100%); trung bình cả hai cấp có khoảng 94% học sinh tham gia học trực tiếp”- Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình Lê Đức Thuận thông tin.

Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie cho biết, tỷ lệ học sinh đi học trực tiếp của nhà trường trong vài tuần trở lại đây luôn trên 95%. Rất nhiều phụ huynh mong muốn cho các khối lớp còn lại được đi học trực tiếp, nhất là khi các địa phương đã cho phép nhà trường mở lại bếp ăn bán trú.

Còn nhà giáo Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng trường THCS và THPT M.V.Lômônôxốp cho hay, hiện tỷ lệ học sinh từ khối 7 đến 12 của trường đi học trực tiếp đạt trên 94%; số cán bộ giáo viên nhiễm Covid-19 cũng rất thấp. Nhà trường đã tiến hành lấy kiến đối với khối lớp 6 và phần lớn phụ huynh đồng ý cho con trở lại trường. Bản thân nhà giáo Nguyễn Quang Tùng cũng ủng hộ việc cho học sinh các khối lớp dưới dần đi học trở lại.

Lắng nghe từ nhiều phía

Là phụ huynh có hai con thuộc lứa tuổi tiểu học và lớp 6, chị Hoàng Thu Nga, quận Nam Từ Liêm chia sẻ, khi lớp hai con chị xin ý kiến khảo sát về việc đi học trực tiếp, chị không vội ấn nút bình chọn cảm tính mà trước hết hỏi ý kiến các con, sau đó hỏi chồng mình và ông bà xem có đồng ý cho con/cháu đi học không? Cả nhà thống nhất quan điểm là “cho đến trường”.

Việc đến trường trực tiếp giúp trẻ cân bằng cảm xúc, giao tiếp, phát triển thể chất, tinh thần; từ đó học tập tốt hơn
Việc đến trường trực tiếp giúp trẻ cân bằng cảm xúc, giao tiếp, phát triển thể chất, tinh thần; từ đó học tập tốt hơn

“Con tôi chưa tiêm vaccine nhưng đều đã nhiễm Covid- 19 do lây từ bố mẹ và khỏi được một tháng nay. Muốn giảm áp lực học và tạo cho con không gian vui chơi nên mỗi dịp cuối tuần tôi đều đặn cho con ra khỏi nhà, đi siêu thị, đi ăn, đi nhà sách hoặc du lịch. Nơi nào tôi đến cũng đông trẻ em, việc đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn được chấp hành tuyệt đối. Tôi nghĩ đã đến lúc cho trẻ em đến trường, trước là để giúp trẻ cân bằng về giao tiếp, cảm xúc; sau là đảm bảo chất lượng học tập”- chị Nguyễn Thị Mai, phụ huynh học sinh trú tại quận Thanh Xuân bày tỏ.

Được biết, chiều 2/4, Sở GD&ĐT Hà Nội gửi thông báo yêu cầu các phòng GD&ĐT trực thuộc khảo sát ý kiến phụ huynh học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 các trường trên địa bàn về việc cho con đi học trực tiếp và yêu cầu báo cáo kết quả về Sở trước 9 giờ ngày 4/4.

Theo trưởng phòng GD&ĐT một số quận, huyện thì việc xin ý kiến khảo sát là một kênh thông tin quan trọng, hữu ích trong việc nắm nguyện vọng, mong muốn của phụ huynh. Tình hình dịch bệnh đang dần ổn định và được kiểm soát nên việc lấy thông tin thăm dò ý kiến phụ huynh học sinh sẽ là một trong những cơ sở thực tiễn, thuyết phục để các cơ quan cấp trên đưa ra quyết định về việc cho học sinh tiểu học, lớp 6 quay trở lại trường trong thời gian sắp tới.

Hà Nội: Học sinh tiểu học, lớp 6 sẽ đến trường sau khi tiêm vaccine?

Hà Nội: Học sinh tiểu học, lớp 6 sẽ đến trường sau khi tiêm vaccine?

Phụ huynh tiểu học, lớp 6 chưa hết băn khoăn nếu con đến trường

Phụ huynh tiểu học, lớp 6 chưa hết băn khoăn nếu con đến trường

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

25 Jun, 04:45 AM

Kinhtedothi - Vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) một lần nữa làm nóng tại nghị trường Quốc hội. Đề cập giải pháp quản lý hoạt động này, Bộ GD&ĐT tiếp tục nêu đề xuất đưa dạy thêm trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dư luận đồng thuận cho rằng phải quản lý tốt việc DTHT tránh tràn lan, gây hệ lụy lâu dài cho xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

24 Jun, 05:45 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi vào lớp 10 hàng năm áp lực, căng thẳng, được đánh giá là "khó hơn thi vào đại học". Vậy nên, dư luận, phụ huynh, học sinh đều bày tỏ sự đồng tình rất lớn với đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc xem xét bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề để sớm chấm dứt kỳ thi kinh hoàng vào lớp 10.

Để chính sách đi đường dài

Để chính sách đi đường dài

18 Jun, 06:04 AM

Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.

Nhân văn và công bằng

Nhân văn và công bằng

13 Jun, 04:37 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

28 May, 05:39 AM

Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ