Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Quan điểm của nhà vật lý Stephen Hawking về trí tuệ nhân tạo

Lan Hương (TH)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nhà vật lý Stephen Hawking từng cho rằng sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI) có thể là "sự kiện tồi tệ nhất trong lịch sử văn minh của nhân loại".

Ngày 14/3, Giáo sư Stephen Hawking, nhà vật lý nổi tiếng người Anh với những cống hiến vĩ đại cho khoa học, đã qua đời tại nhà riêng ở Cambridge, Anh, hưởng thọ 76 tuổi.
Nhà vật lý Stephen Hawking.
Ông được biết đến với công trình đột phá về lỗ đen và thuyết tương đối tổng quát, đồng thời là tác giả của một số cuốn sách khoa học thường thức gồm A Brief History of Time (Lược Sử Thời Gian).
Ông cũng là người quan tâm đến trí tuệ nhân tạo (AI) và từng kêu gọi các nhà sáng tạo ra trí tuệ nhân tạo "sử dụng tốt nhất và quản lý hiệu quả những phát minh này" và tìm được cách kiểm soát sự phát triển của nó.
Đầu năm nay, tại hội thảo Web Summit diễn ra tại Lisbon, Bồ Đào Nha, ông Hawking cho rằng: "Máy tính có thể bắt chước trí thông minh của loài người, thậm chí chúng còn có thể vượt xa trí thông minh của con người".
Đồng thời, nhà vật lý cao cấp Stephen Hawking cũng đã nói lên những tiềm năng của AI trong việc xóa bỏ những thiệt hại được được gây ra bởi thế giới tự nhiên, xóa bỏ đói nghèo, bệnh tật, với mọi khía cạnh của xã hội chuyển hóa. Nhưng Stephen Hawking cũng thừa nhận rằng, với sự phát triển của AI, chúng ta đang có một tương lai không rõ ràng.
"Thành công trong việc chế tạo hiệu quả AI có thể là sự kiện lớn nhất trong lịch sử văn minh của nhân loại. Như nó cũng có thể được xem là sự kiện tồi tệ nhất. Chúng ta chưa biết được ảnh hưởng của nó tới nhân loại. Chúng ta không thể biết là chúng ta sẽ được trợ giúp bởi AI, hoặc có thể bỏ qua nó hay sẽ bị phá hủy bởi phát minh này", ông Hawking cho biết trong bài phát biểu.
AI sẽ đem lại sự nguy hiểm như một thứ vũ khí có thể tự trị hoặc nó biến thành phương tiện để người áp bức người nhiều hơn, gây ra mối nguy cơ lớn đối với nền kinh tế của chúng ta".
"Tôi là một người lạc quan và tôi tin rằng chúng ta có thể tạo ra AI nhằm giúp cho thế giới trở lên tốt đẹp hơn, đồng thời chúng ta cũng có thể làm việc hài hòa với nó. Chỉ cần chúng ta nhận thức và xác định đúng mục đích sử dụng, cách sử dụng, quản lý hiệu quả cũng như đề phòng được những hậu quả mà chúng có thể gây ra", ông Hawking chia sẻ.